3-cấp-độ-chuyên-môn-và-quản-trị-trong-hệ-thống-doanh-nghiệp

3 Cấp độ của chuyên môn và quản trị trong hệ thống doanh nghiệp

Biến tấu từ bài của anh Lê Minh Mẫn A1 Digihub lược trích.

Trong kinh doanh, khổ nhất là làm mà không biết rõ mình là ai? Ở đâu và nên đi về đâu trong cái thị trường mà mình tham gia.

Bài viết giúp bạn hiểu rõ quy trình công việc mà mình đang làm và các tình huống ở những cấp độ khác nhau, cả quản trị lẫn chuyên môn trong một doanh nghiệp.

các cấp độ chuyên môn của nhân viên A1

3 cấp độ chuyên môn

Trong cuộc đời cũng thế nên chắc chắn rằng trong từng chuyên môn, mình cũng nên biết rõ cái nghề mình đang làm, về độ khó thì nó đang ở đâu trong thế giới nghề nghiệp của mình.

Không thì cũng không biết để mà phát triển bản thân theo hướng nào cho tiến bộ từng ngày phải không!?

Mình xin phép lấy ví dụ cụ thể: Nghề làm Sales Manager

Ai cũng biết việc của họ là quản lý và lãnh đạo đội quân bán hàng, chịu trách nhiệm về doanh thu và kênh phân phối.

Thế nhưng mà không phải ai cũng biết đánh giá khả năng của họ, nên thường gây ra những sai lầm như

  • Khi thì không hỗ trợ tốt cho họ
  • Khi thì lại đánh giá họ quá cao, không biết họ đang làm sai, gây rủi ro cho Doanh nghiệp.

Xem thêm:

3 lợi ích của CRO có thể giúp bất kỳ công ty nào đi vào “vòng tròn tăng trưởng”

1. Cấp độ điều hành:

Tình huống:

Mọi thứ đã quá rõ ràng từ chiến lược, quy trình làm việc, mục tiêu rất cụ thể từ doanh thu cho đến cách làm. Các công cụ quản trị từ chính sách lương thưởng đến giá cả đều đã ổn định.

Công việc:

Bạn chỉ vận hành nó bám sát mục tiêu mà công ty đề ra cho phòng kinh doanh. Tóm lại là thực thi các quy trình có sẵn

Nếu như bạn đang gặp các vấn đề

  • Bán hàng đa kênh nên phải sử dụng quá nhiều công cụ khác nhau khi cần xem báo cáo như Google Sheet, CRM các nền tảng quảng cáo Facebook Ads, Google Ads, Google Analytics
  • Số liệu marketing cho đến bán hàng, vận đơn bị phân mảnh, nằm trên nhiều nền tảng khác nhau nên không có sự liên kết, muốn xem cần mất nhiều công sức & thời gian.
  • Thiếu các góc nhìn đa chiều để giúp đo lường hiệu quả thật sự của các hoạt động marketing, sales, chăm sóc khách hàng.
  • Khó khăn khi cần được tư vấn cách thức vận hành, cách lưu trữ số liệu phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

Để giải quyết được những vấn đề trên 1 cách toàn diện và triệt để, doanh nghiệp cần 1 hệ thống báo cáo có khả năng cung cấp đủ các góc nhìn chuyên sâu về toàn bộ hoạt động doanh nghiệp, tổng hợp tất cả số liệu về một nơi và cập nhập số liệu liên tục để giúp bạn đánh giá được hoạt động kinh doanh và đưa ra quyết định kịp thời. Hơn hết, hệ thống báo cáo do đội ngũ chuyên gia A1 xây dựng sẽ giải đáp những bài toán doanh nghiệp mà bấy lâu nay anh/chị đang thắc mắc như:
–❓– Tỷ trọng Doanh số, doanh thu, thực thu theo chi nhánh, đại lý, kênh bán, theo sản phẩm?
–❓– Số đơn hàng đó đến từ đâu? Facebook Ads hay Google Ads, trên Shopee hay Tiki?
–❓– Chi phí quảng cáo theo từng kênh, chiến dịch, sản phẩm
–❓–Hiệu quả hoạt động của nhân viên bán hàng, tư vấn
ĐỪNG BỎ LỠ BUỔI TƯ VẤN MIỄN PHÍ NHÉ

HỆ THỐNG BÁO CÁO CHUYÊN SÂU


ĐÁNH GIÁ CHÍNH XÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


2. Cấp độ setup, xây dựng toàn bộ hệ thống phân phối

Tình huống:

Khi bạn khởi nghiệp hoặc người ta mời bạn tới để cùng xây dựng hệ thống phân phối của một Doanh nghiệp, một chi nhánh hoặc đơn giản hơn là một kênh phân phối mới.

Lúc này bạn phải làm hết các việc sau:

  • Tổng hợp số liệu
  • Nghiên cứu kỹ thị trường
  • Đưa ra giải pháp tối ưu.
  • Lên các kế hoạch xây dựng từ đầu bao gồm tất cả các chính sách từ trong ra ngoài hệ thống.
  • Tuyển dụng, đào tạo, chạy thử rồi điều chỉnh, đến khi đảm bảo mọi thứ đúng thì mới push số và tăng qui mô.

3. Cấp bác sĩ

Tình huống:

Người ta làm một thời gian, hệ thống phân phối thủng lỗ chỗ từ nhân sự cho đến đối tác trên kênh phân phối, doanh số sụt giảm, giá cả mất kiểm soát, quy trình chồng chéo…v.v…tóm lại là lỗi sai rất nhiều.

Lúc này: Hoặc chủ doanh nghiệp mời bạn tới hoặc một cái quỹ nào đó vừa mua lại cái nhà nát này giao cho bạn xây lại từ đầu.

Bạn buộc phải làm bác sĩ. Khám phải ra bệnh gốc chứ không phải triệu chứng. Kê đơn thuốc phải hiệu quả và đảm bảo tốc độ trong khi “Quản trị sự thay đổi” là một thứ khó nhằn và đôi khi còn mang tiếng ác nữa.

Họ làm sập cái công ty thì không sao, bạn thay đổi thì bạn ác. Cuộc chơi là thế!

Sai lầm luôn đến từ hai phía

Bên thuê chuyên môn:

Họ không hiểu nên tìm không đúng người, gặp người giỏi cái này lại muốn họ làm cái kia, nhờ người ta sửa hệ thống mà toàn giao chỉ tiêu doanh thu v..v…

Bên làm chuyên môn:

Không biết mình thiếu cái gì để cập nhật nên dễ rớt vào cái bẫy an toàn, không có tiến bộ nghề nghiệp, khi cần thay đổi môi trường thì gặp rất nhiều khó khăn.

Ví dụ: khi bán thân cứ lấy cái thành tích điều hành hệ thống bán cho cái ông cần setup từ đầu thì nó cứ là trớt quớt.

3 cấp độ của sale tại A1
3 sale ở 3 cấp độ của A1. Điểm chung: rất trẻ, không kinh nghiệm, có thể chiến 12/7

3 cấp độ của Quản trị

Dành cho những anh em đang ở cấp Team leader đến Manager, tại những công ty nhỏ (dưới 30 nhân sự và quy mô dưới 20 tỉ)

Xem thêm:

3 chìa khoá để Startup/Smb SINH TỒN và BIẾN ĐIỀU KHÔNG THỂ THÀNH CÓ TH

1. Cấp độ điều hành:

Tình huống:

Mọi thứ đã quá rõ ràng từ chiến lược, quy trình làm việc, mục tiêu rất cụ thể từ doanh thu cho đến cách làm. Các công cụ quản trị từ chính sách lương thưởng đến giá cả đều đã ổn định.

Công việc:

Bạn chỉ vận hành nó bám sát mục tiêu mà công ty đề ra cho phòng kinh doanh. Tóm lại là thực thi các quy trình có sẵn.

Các điểm cần lưu ý

  • Kỉ luật và Chính trực là rất quan trọng
  • Nên biết cách ứng xử, giao tiếp với các team khác, với sếp, với cấp dưới. Vì bạn tuy là mắt xích quan trọng nhưng có thể thay thế
  • Sếp luôn đòi hỏi cao hơn (kpi tăng mỗi quý). Vì vậy hãy luôn đặt cho mình tiêu chuẩn cao trong công việc để làm gương và dẫn dắt team
Các Cấp độ chuyên môn trong A1 digihub

2. Cấp độ setup, xây dựng toàn bộ hệ thống

Tình huống:

Khi bạn khởi nghiệp hoặc người ta mời bạn tới để cùng xây dựng hệ thống Doanh nghiệp, một chi nhánh hoặc đơn giản hơn là một nhánh Kinh doanh mới.

Lúc này bạn phải làm hết các việc sau:

  • Tổng hợp số liệu và nghiên cứu kỹ thị trường
  • Ra giải pháp rồi lên các kế hoạch xây dựng từ đầu bao gồm tất cả các chính sách từ trong ra ngoài hệ thống.
  • Tuyển dụng, đào tạo, chạy thử rồi điều chỉnh, đến khi đảm bảo mọi thứ đúng thì mới push số và tăng qui mô.

Các điểm cần lưu ý

  • Sáng tạo và Học hỏi liên tục là quan trọng.
  • Khả năng thích nghi và xoay chuyển tình thế trước những biến động. Vì mọi kế hoạch ban đầu có thể thay đổi.
  • Number talk. (kpi). Dù có nói hay đến đâu, dù có ý tưởng tốt tới đâu mà không ra kết quả thì bạn đã thất bại
  • Nếu sếp giao cho bạn việc này ở thời điểm 5 năm kinh nghiệm thì quá tuyệt vời. Muộn nhất nên là ở lúc 10 năm kinh nghiệm

3. Cấp bác sĩ

Tình huống:

Hệ thống thủng lỗ chỗ từ nhân sự cho đến đối tác trên kênh, doanh số sụt giảm, giá cả mất kiểm soát, quy trình chồng chéo…v.v…tóm lại là rất nhiều chổ sai

Lúc này: Hoặc chủ doanh nghiệp mời bạn tới hoặc một cái quỹ nào đó vừa mua lại cái nhà nát này rồi giao cho bạn xây lại từ đầu.

Thường gọi là “Tái Cấu Trúc”. Đây là môn của mấy đại ca Tư vấn Doanh Nghiệp.

Tuy thế cũng không hẳn là cái gì đó sao siêu.

  • Bắt bệnh: Do tài chính, hay sản phẩm, hay thị trường hay nhân sự?
  • Khám phải ra bệnh gốc chứ không phải triệu chứng.
  • Kê đơn thuốc phải hiệu quả, không chữa mọi thứ mà tập trung vào cốt mạch

Quản trị sự thay đổi là một thứ khó nhằn và đôi khi còn mang tiếng ác nữa. Vì diễn biến đôi khi không như ta dự liệu, luôn có biến chứng hoặc đứng giữa làn ranh sinh tử

Các điểm bạn cần quan tâm

  • Quyết liệt: không có chỗ cho cả nể chần chừ. Chậm là chết
  • Nhân tâm: khả năng thu phục lòng người, đoàn kết anh em, khơi gợi những năng lực bị lãng quên
  • Hi sinh cái ngắn hạn để đổi lấy dài hạn. Trải nghiệm nhận được là vô giá

Sai lầm luôn đến từ hai phía

Boss:

Không hiểu nên tìm không đúng người, gặp người giỏi cái này lại muốn họ làm cái kia, nhờ người ta sửa hệ thống mà toàn giao chỉ tiêu doanh thu v..v…

Manager:

Không biết mình thiếu cái gì để cập nhật nên dễ rớt vào cái bẫy an toàn, không có tiến bộ nghề nghiệp, khi cần thay đổi môi trường thì gặp rất nhiều khó khăn.

Ví dụ: Khi bán thân cứ lấy cái thành tích điều hành hệ thống, nhưng khi bán cho cái ông cần setup từ đầu thì cái thành tích đó lại chưa cần đến.

mô-hình-quản-trị-cấp-độ-quản-lý

Bạn có thể quan tâm:

Xây dựng Digital Agency – From zero to one

7 nguyên nhân làm các công ty Startup khởi nghiệp thất bại