pie chart

Có nên sử dụng biểu đồ tròn trong report không?

Theo lời của tác giả Bernard Marr trong bài viết vào năm 2017, biểu đồ tròn là một loại được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, việc này lại được coi là hành động lạm dụng, bởi biểu đồ tròn không phù hợp trong một số trường hợp để trực quan hóa dữ liệu.

1. Những trường hợp không nên dùng biểu đồ tròn

Theo nhận xét cơ bản là biểu đồ tròn không có chức năng trong việc giao tiếp bằng dữ liệu. Bởi xét về không gian và độ khó để đọc các số liệu so với các loại biểu đồ khác.

Còn nếu nghĩ về khía cạnh khoa học, não của chúng ta không thể so sánh tốt kích cỡ của các mảnh trong biểu đồ tròn. Bên cạnh đó, việc không có thang đo để biểu hiện các hạng mức của các chỉ số, cho nên việc đọc hiểu giữa các giá trị trong biểu đồ càng trở nên thách thức.

Tất cả các khó khăn trên có thể được giải quyết bằng việc sử dụng nhiều màu sắc để phân biệt. Tuy nhiên làm vậy vẫn không ổn. Vấn đề ngày càng trầm trọng hơn đặc biệt khi phải xử lí với một lượng lớn dữ liệu theo nhiều phân khúc. Biểu đồ tròn sẽ trông rất chi chích và rối rắm.

Dưới đây là hình ảnh minh họa về trường hợp mà Apple đã dùng biểu đồ tròn với kết cấu 3D – trông rất tinh vi nhưng không được đánh giá cao khi dùng để giao tiếp với người xem. 19.5% thị phần của Apple được minh họa trong biểu đồ bên dưới có thể trông lớn hơn 21.2% thị phần của thương hiệu khác.

Pie chart

Mình sẽ gửi thêm một hình nữa minh họa quy trình 3 bước để làm số liệu dù bé nhỏ hơn vẫn trông quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn hơn như trường hợp của Apple nói trên.

Pie chart

2. Tại sao vẫn phải tiếp tục sử dụng biểu đồ tròn?

Mình đi hỏi các bạn designer và các anh chị làm thống kê, họ cho rằng sử dụng biểu đồ tròn sẽ không thông minh trong việc trực quan dữ liệu.

Các bậc tiền bối trong việc trực quan hóa dữ liệu như Edward Tufte và Stephen Few cũng ít khi sử dụng loại biểu đồ này trong nhiều năm. Vậy tại sao chúng ta vẫn phải tiếp tục sử dụng?

Một tranh luận ủng hộ việc sử dụng biểu đồ tròn xuất phát từ lợi ích trong việc giúp người xem nhìn được vị trí của các giá trị trong tổng thể. Đối với biểu đồ thanh sẽ khó để nhìn trong tổng thể vì mỗi giá trị sẽ được thể hiện ở đầu hoặc cuối mỗi cột/ thanh.

Bên cạnh đó. Biểu đồ tròn cũng giúp ích trong việc so sánh 1 nhóm các giá trị với nhau so với các giá trị còn lại. Ví dụ như hình bên dưới này nhé.

Những khách hàng truy cập bằng mobile_app trên kênh quảng cáo Facebook chiếm tỉ trọng lớn nhất so với tổng của tất cả các khách hàng truy cập bằng các thiết bị bằng mobile, tablet, desktop, computer từ 2 kênh Google và Facebook.

pie chart trong biểu đồ tròn trong A1 Analytics
Hướng dẫn tạo biểu đồ tròn trong A1 Analytics

3. Một số gợi ý thay thế cho biểu đồ tròn

Biểu đồ thanh cũng nằm trong một số gợi ý nếu bạn thấy biểu đồ tròn không phù hợp với việc trực quan dữ liệu. Đặc biệt, khi rơi vào các tình huống như trên lượng dữ liệu cần trực quan lớn.

Hướng dẫn tạo biểu đồ thanh trong A1 Analytics
Hướng dẫn tạo biểu đồ thanh trong A1 Analytics

Ngoài ra, biểu đồ bảng cũng rất tốt khi bạn phải hiển thị chi tiết các bộ chỉ số đề nhìn thấy được hiệu quả trong tổng thể thay vì chỉ giới hạn trong một chỉ số như biểu đồ tròn.

hướng dẫn tạo biểu đồ bảng trong A1 Analytics
Hướng dẫn tạo biểu đồ bảng

4. Lời kết

Bài viết tiếp theo mình sẽ viết về biểu đồ thanh và biểu đồ bảng. Các bạn tiếp tục theo dõi nhé để cập nhật đầy đủ bộ kĩ năng làm report với đa dạng các loại biểu đồ.

Mình cũng gợi ý cho bạn nào đã bỏ lỡ bài viết trước về: Cách sử dụng Scorecard để trực quan hóa dữ liệu

Ngoài ra, bạn mong muốn thực hành sau khi đã tìm hiểu thì có thể đọc bài này và đăng nhập tài khoản để sử dụng tại đây nhé: Trải nghiệm A1 Analytics Tool