Công việc của một SEO được chia sẻ từ người trong ngành

Dưới đây là chia sẻ của một bạn đã có 4 năm kinh nghiệm trong mảng SEO được mình tổng hợp lại. Mong rằng nó sẽ hữu ích đối với những bạn còn mơ hồ hay thiếu kiến thức về mảng này.

” Lưu ý từ tác giả : Đây chỉ là vài dòng cơ bản mà C note ra để mọi người hiểu cách làm SEO nó như thế nào thôi, không thể truyền đạt hết cách làm chi tiết được, hy vọng mọi người đọc và hiểu các bước, còn việc làm thực thi thì nó là câu chuyện riêng của từng người.”

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa, chủ đề của ngành cần SEO

Ở bước này bạn sẽ dùng một vài công cụ để tìm ra những từ khóa quan trọng có lưu lượng truy cập cao liên quan đến ngành mình SEO và tạo file excel bỏ nó vào từng loại keyword cụ thể:

  • từ khóa sản phẩm
  • từ khóa hỏi đáp
  • từ khóa thương hiệu
  • từ khóa địa phương
  • từ khóa thông tin
  • Nguồn tham khảo:
  • https://ahrefs.com/ ( nếu chưa biết xài thì Google và youtube nhé, có nhiều bài hướng dẫn lắm ).
  • Google keyword Planner ( Công cụ của chính GG phát triển, GG có hướng dẫn đầy đủ luôn ).
  • Có thể dùng thêm https://kwfinder.com/

Sau khi có bộ từ khóa đầy đủ về ngành của mình làm SEO, bước quan trọng tiếp theo là nhóm chúng lại. Những keyword nào có nghĩa giống nhau vào một nhóm để tiện cho việc triển khai nội dung, đặt tiêu đề bài viết sau này.

Bước 2: Tiến hành viết Content cho bộ từ khóa đã có

Ở bước này bạn sẽ bắt đầu viết content cho bộ từ khóa ở trên, hoặc outsource cho team content bên ngoài làm, lưu ý nên lên sẵn các quy chuẩn cho team content làm, tốt nhất là kiếm một đội đã làm việc với mình lâu năm để làm cùng sẽ tốt hơn.

Bước 3: Setup website, Onpage, …

Sau khi bạn đã viết xong content hoặc giao phần đó cho team bên ngoài làm thì việc tiếp theo sẽ làm như sau:

  • Bố cục menu theo các từ khóa mà mình đã nghiên cứu ở trên. Nói đến chỗ này thì tùy vào dịch vụ và sản phẩm cần SEO mà ta có những cách cấu trúc website khác nhau. Bạn có thể tham khảo setup cấu trúc website theo hướng dẫn trên: https://www.domain.com
  • Cài đặt và cấu hình SEO yoast ( hoặc một module tương tự nếu code của web bạn không phải là wordpress ).
  • Cài đặt các file sitemap.xml vs robots.txt ( C dùng plugin google xml sitemaps chứ ko dùng sitemap của Yoast )
  • Cài đặt một vài plugin hỗ trợ khác : 404 to 301, Cache web, KK star rating, Plugin tạo neo văn bản, v.v… ( tất cả plugin trên đều có hướng dẫn sử dụng trên GG cac bạn chịu khó search nhé )
  • Cài đặt Gogole analytic + Search console
  • Setup múi giờ cho website thành +07
  • Tạo các page quan trọng và danh mục cần thiết
  • Setup www to non-www ( 301 )
  • Cài đặt SSL ( HTTPs )
  • Dùng Breadcrumbs
  • Kiểm tra tốc độ load page: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/, https://gtmetrix.com
  • Kiểm tra Mobile Friendly: https://search.google.com/test/mobile-friendly
  • Kiểm tra các page 404: Web Auditor or Screaming frog
  • Kiểm tra chuẩn W3C của code: https://validator.w3.org/unicorn/

Liên quan: 6 Điều tuyệt vời để tối ưu quảng cáo Google Adwords

Bước 4: Tạo Mạng Xã Hội (MXH) cho doanh nghiệp + MXH cho CEO

Bước này thì bạn sẽ tạo một vài kênh mxh quan trọng mà Google thích cho doanh nghiệp và người sáng lập, lưu ý tất cả phải đồng bộ 1 tên, logo, địa chỉ, số điện thoại của doanh nghiệp. Một vài mxh mà Google khá thích: facebook, twitter, Linkedin, ….

Sau khi tạo hết đầy đủ các MXH của doanh nghiệp và Founder thì bạn nên khai báo schema cho nó có thể dùng plugin Schema Pro, và gắn vào header của website để Google hiểu hơn về doanh nghiệp của bạn và người sáng lập trên internet ( tăng độ trust cho Website khá tốt ).

Tool tạo tự động bạn có thể tham khảo: technicalseo.com

Bước 5 : Up và Tối ưu Content chuẩn SEO

Tiếp theo bạn đưa content đã làm hoặc nhận content từ team để up lên website + Tối ưu SEO cho từng bài, một vài yếu tố Onpage content mà bạn có thể tham khảo áp dụng vào nội dung như:

  • Title: chứa từ khoá chính trong 3 từ đầu tiên (dưới 60 kí tự)
  • URL: ngắn gọn, chứa từ khoá chính
  • Meta description: lặp lại 2 lần từ khoá chính (dưới 155 kí tự)
  • Meta keyword: 5 từ khoá phụ
  • H1: chứa từ khoá chính
    H2: với H2 đầu tiên chứa từ khoá chính.
    H3-H6: sử dụng từ khoá phụ hoặc từ đồng nghĩa.
  • Thẻ bôi đậm or In nghiêng
  • 100 từ đầu tiên và 100 từ cuối cùng chứa từ khóa chính
  • Mật độ từ khóa chính từ 1.3% đến 3%
  • Có ảnh ( mỗi đoạn văn 1 ảnh mô tả )
  • Thuộc tính ALT của ảnh
  • Có video (nhúng từ youtube )
  • Độ dài bài viết ít nhất 2000 từ
  • Có link nội bộ
    Link nội bộ mở tab mới
    Có link out tham khảo nguồn nội dung
    Link out tham khảo nofollow
    Thẻ <link> rel=canonical

Sau khi tối ưu toàn bộ nội dung để SEO thì bạn nên submit toàn bộ URL đó để Google index website của bạn nhanh nhất.

Bước 6 : Triển khai Offpage

Đến bước này thì chắc bạn cũng mất đâu đó 1 tháng rồi, sau khi mọi thứ ổn hết bạn tiến hành triển khai backlink, tùy mỗi người sẽ có cách thức khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu backlink là gì tại đây..

Dưới đâu là ví dụ của tác giả để bạn tham khảo:

– Triển khai xây dựng liên kết từ ( PBN, Guest Post, Mua Text link, Web 2.0, Social Book Mark, Social Network, Forum, Mua link PR báo chí)

– Kiểm soát % anchor text khi triển khai, nên ưu tiên URL trần hạn chế đặt từ khóa với đối sánh chính xác.

Lưu ý quan trọng : Một số bạn làm theo các bước trên nhưng không thành công thì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, có thể liệt kê một vài yếu tố như sau :

  • Đối thủ quá mạnh, đầu tư sớm, đi đúng hướng, tiềm lực tài chính mạnh.
  • Chi phí SEO của bạn có giới hạn, hoặc rất thấp.
  • Đặc biệt các bạn đa số thất bại vì một lỗi quan trọng là không làm kỹ từng bước, có thể bạn làm tốt bước 1 nhưng bước 4 bạn làm không kỹ dẫn đến failded, bước 2 làm tốt nhưng bước 4 làm sai vẫn dẫn đến failded rồi dự án sẽ không đi đến đâu hết.

SEO là một quá trình dài, đòi hỏi người làm phải nắm vững kiến thức và thực hành một cách chỉnh chu tỷ mỷ. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ phần nào hữu ích cho mọi người trong công việc SEO.

Bước 7: Đánh giá phân tích kết quả

Các kêt quả SEO sẽ được hiển thị trên Webmaster tool bao gồm Traffic, Vị trí trung bình, tỷ lệ click, keyword, URL page,….Bạn có thể tìm hiểu thêm về webmaster tool là gì tại đây.

Đọc thêm: Các bước SEO website – Quy trình SEO cơ bản