phân tích đối thủ cạnh tranh

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh – Nghiên cứu competitor analysis

Việc phân tích các đối thủ cạnh tranh không chỉ giúp cho doanh nghiệp bạn có thể dự đoán được những sự chuyển dịch trong thị trường, phát hiện ra các xu hướng mới, mà còn giúp đưa ra các chiến lược thành công và tìm được những yếu tố phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Nhưng việc phân tích các đối thủ cạnh tranh không chỉ là theo dõi và bắt chước các đối thủ của mình, bạn cần phải có các chiến lược rõ ràng để đảm bảo rằng bạn đang liên tục giám sát đối thủ và liên tục cập nhật những thay đổi của họ. Để lên được một chiến lược phân tích đối thủ trong kinh doanh hiệu quả, hãy tiếp tục đọc bài viết bạn nhé!

Phân tích đối thủ cạnh tranh là gì?

Phân tích hay nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, tiếng anh là competitor analysis, là quy trình đánh giá công ty, sản phẩm và các chiến lược Marketing và bán hàng của các đối thủ của bạn.

Để các phân tích đánh giá thực sự hữu ích và mang lại hiệu quả, điều quan trọng là bạn cần phải thực hiện những điều sau:

  • Chọn đối thủ cạnh tranh phù hợp để phân tích
  • Nên phân tích những khía cạnh sẽ mang lại lợi ích của đối thủ
  • Chọn nguồn dữ liệu uy tín
  • Biết cách sử dụng những insight và những thông tin bạn thu thập được để phát triển doanh nghiệp mình.

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ có thể giúp bạn nắm được cơ chế hoạt động của các đối thủ của bạn, mà còn giúp xác định những cơ hội tiềm năng giúp bạn có thể giành được ưu thế so với đối thủ.

Ở vị trí chủ doanh nghiệp hay cấp quản lý, anh/chị đang gặp các khó khăn như

+ Nhìn vào quá nhiều file báo cáo đơn lẻ không cho bạn bất cứ insight nào về tổng quan và nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh về marketing, bán hàng, tình hình kho vận
+ Khó đánh giá được hiệu quả Marketing so với KPI đặt ra vì số liệu bị phân mảnh ở nhiều kênh, trên nhiều tài khoản và mất thời gian tổng hợp, thậm chí nhập sai số
+ Dữ liệu bị phân mảnh, nằm rải rác ở các nền tảng khác nhau như Facebook Ads, Google Ads, Google Sheet, CRM sẽ làm bạn khó so sánh, đánh giá
+ Báo cáo chưa đủ sâu, không đa chiều, không đủ linh hoạt để bạn lựa chọn xem theo ngày, tháng, quý, các chi nhánh khác nhau

Để giải quyết được những vấn đề trên 1 cách toàn diện và triệt để, doanh nghiệp cần 1 hệ thống báo cáo có khả năng cung cấp đủ các góc nhìn chuyên sâu về toàn bộ hoạt động doanh nghiệp, tổng hợp tất cả số liệu về một nơi và cập nhập số liệu liên tục để giúp bạn đánh giá được hoạt động kinh doanh và đưa ra quyết định kịp thời. Hơn hết, hệ thống báo cáo do đội ngũ chuyên gia A1 xây dựng sẽ giải đáp những bài toán doanh nghiệp mà bấy lâu nay anh/chị đang thắc mắc như:
–❓– Tỷ trọng Doanh số, doanh thu, thực thu theo chi nhánh, đại lý, kênh bán, theo sản phẩm?
–❓– Số đơn hàng đó đến từ đâu? Facebook Ads hay Google Ads, trên Shopee hay Tiki?
–❓– Chi phí quảng cáo theo từng kênh, chiến dịch, sản phẩm
–❓–Hiệu quả hoạt động của nhân viên bán hàng, tư vấn
ĐỪNG BỎ LỠ BUỔI TƯ VẤN MIỄN PHÍ NHÉ

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÁO CÁO CHUYÊN SÂU


DÀNH RIÊNG CHO TỪNG DOANH NGHIỆP


Tại sao cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh

Bên cạnh lợi ích giúp tạo các cơ hội tiềm năng giúp giành được ưu thế so với đối thủ, việc phân tích các đối thủ (competitor analysis) còn giúp đảm bảo rằng các sản phẩm của bạn luôn đáp ứng và vượt qua cả kỳ vọng của thị trường.

  • Giúp bạn xác định được tuyên bố giá trị độc nhất (unique value proposition) của sản phẩm và những gì khiến các sản phẩm của bạn khác biệt so với các đối thủ. Điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các hoạt động marketing trong tương lai.
  • Giúp bạn biết được những đối thủ của mình đang thực hiện tốt những gì. Đây là những thông tin vô cùng quan trọng, giúp học hỏi được từ các kinh nghiệm của họ, cũng như đảm bảo rằng sản phẩm và các chiến dịch Marketing của bạn có thể vượt qua được ưu thế của thị trường.
  • Nhìn ra được những sai sót, điểm yếu của đối thủ – giúp bạn có thể xác định những khu vực cơ hội trong thị trường, cũng như thử nghiệm những chiến dịch Marketing mới, độc đáo, mà các đối thủ của bạn chưa từng triển khai.
  • Thông qua đánh giá của người dùng biết được những thiếu sót trong các sản phẩm của đối thủ, và xem xét cách mà bạn có thể thêm những tính năng này vào các sản phẩm của bạn để đáp ứng được những tính năng đó.
  • Cung cấp cho bạn một tiêu chuẩn để bạn đo lường sự phát triển của chính doanh nghiệp của bạn
  • Khám phá ra những phân khúc thị trường mới mà những đối thủ của bạn chưa nhắm đến.

Làm sao để phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh?

Để phân tích đối thủ trong kinh doanh hiệu quả, bạn cần phải thực hiện các bước như sau:

  1. Xác định ngành – phạm vi và tính chất của ngành.
  2. Xác định đối thủ cạnh tranh là ai.
  3. Xác định khách hàng là ai và họ mong đợi những lợi ích gì
  4. Xác định các điểm mạnh chính
  5. Xếp hạng các yếu tố thành công chính bằng cách cho từng trọng số một

#1 Xác định ngành – phạm vi và tính chất của ngành mà doanh nghiệp đang hướng đến 

#2 Xác định các đối thủ của bạn

A1 chia đối thủ của bạn thành hai loại:

  • Direct Competitors – Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những công ty giải quyết cùng một vấn đề, có cùng chức năng cốt lõi và cơ sở người dùng chồng chéo. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp thường là trọng tâm của phân tích đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn đang xây dựng một công cụ trò chuyện, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn sẽ là các công ty như Slack, HipChat và Campfire.
  • Indirect Competitors – Đối thủ cạnh tranh gián tiếp hoặc giải quyết một vấn đề khác cho cùng một cơ sở khách hàng hoặc giải quyết một vấn đề tương tự cho một cơ sở khách hàng khác. Nếu bạn đang xây dựng một công cụ trò chuyện, các đối thủ cạnh tranh gián tiếp sẽ bao gồm email, Facebook Groups và các công ty tiềm năng như Skype hoặc Trello.
xác định đối thủ cạnh tranh

*Mách: Bạn có thể xác định cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp bằng cách tìm kiếm các từ khóa cụ thể trong Google hoặc bằng cách sử dụng Trình khám phá từ khóa của Google. Sau đó, đào sâu hơn. Đến những nơi mà người dùng đang dành thời gian như Facebook hoặc Linkedin và nói chuyện trực tiếp với họ.

Sau khi bạn đã xác định được các đối thủ của mình, bạn cần phải xây dựng hồ sơ của những đối thủ lớn và trực tiếp của mình. Những hồ sơ này sẽ cho bạn một mô tả chi tiết về nền tảng, tài chính, sản phẩm, thị trường, cơ sở vật chất, nhân viên và các chiến lược của đối thủ. Nó sẽ bao gồm:

  • Lý lịch:
    • Địa chỉ văn phòng, nhà máy và các hình thức hiện diện online (Website. Fanpage)
    • Lịch sử – Đặc điểm chính, ngày tháng quan trọng, các sự kiện và xu hướng
    • Chủ sở hữu, ban quản trị và cơ cấu tổ chức
  • Tài chính:
    • Tỉ trọng P-E, chính sách trả cổ tức, và lợi nhuận
    • Các tỉ lệ tài chính
    • Phát triển lợi nhuận như thế nào và phương pháp 
  • Sản phẩm:
    • Dòng sản phẩm và tỉ trọng các sản phẩm
    • Các cải tiến của sản phẩm mới, tỉ lệ thành công của sản phẩm mới, ưu thế R&D
    • Thương hiệu, ưu thế của thương hiệu, sự trung thành dành cho thương hiệu hiệu và độ nhận thức thương hiệu
  • Marketing
    • Phân khúc thị trường, thị phần, nền tảng khách hàng, tỉ lệ tăng trưởng và sự trung thành của khách hàng
    • Promotional mix, ngân sách quảng bá, chủ đề quảng cáo, agency quảng cáo, tỉ lệ chốt sale,
    • Các kênh phân phối, các thỏa thuận, đối tác và độ bao phủ địa lý
    • Giá, cả, các chương giảm giá, và trợ cấp
  • Nhân viên
    • Số lượng nhân viên, các nhân viên nòng cốt và các kỹ năng cần có
    • Khả năng quản lý và phong cách quản lý
    • Lương thưởng, tỉ lệ thôi việc
  • Các chiến lược của tổ chức và các chiến lược marketing
    • Mục tiêu, tầm nhìn, kế hoạch phát triển, thành tựu
    • Các chiến lược marketing

Theo dõi nhanh và nắm bắt tình hình hoạt động website và landing page trên Google Analytics

#3 Xác định những chiến thuật và điểm mạnh của đối thủ

Điểm mạnh ở đây có thể là sản phẩm, giá cả, công nghệ.

bảng phân tích đối thủ

Tìm hiểu xem đối thủ cạnh tranh của bạn sử dụng công nghệ nào. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tránh lãng phí và đầu tư hiệu quả hơn, từ đó, tăng năng suất và hiệu quả công việc.

Ví dụ như, trong lúc phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn có thấy nhiều đánh giá tích cực về dịch vụ khách hàng của họ. Và bạn biết được rằng các đối thủ của mình đang sử dụng các phần mềm dịch vụ khách hàng mà bạn chưa từng sử dụng. Thông tin này sẽ giúp bạn giành được ưu thế trong các quy trình hoạt động so với đối thủ cạnh tranh.

Để biết được các đối thủ của bạn đang sử dụng phần mềm gì, bạn có thể copy URL của đối thủ vào Built With, đây là một công cụ hiệu quả giúp bạn biết được các đối thủ của bạn đang sử dụng những công nghệ nào, plugin nào, v.v từ các hệ thống phân tích cho đến CRM.

#4 Phân tích hoạt động Marketing của đối thủ

▪️ Phân tích cách các đối thủ cạnh tranh của bạn tiếp thị sản phẩm của họ.

Bạn sẽ cần phải phân tích các dòng sản phẩm của họ và chất lượng của sản phẩm/dịch vụ mà họ đang sản xuất.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải quan tâm đến giá cả và các chương trình khuyến mãi mà họ đưa ra cho các khách hàng.

Để đánh giá các nỗ lực marketing của các đối thủ, bạn có thể phân tích website của chính công ty của họ.

▪️ Nghiên cứu chiến lược nội dung của đối thủ cạnh tranh của bạn.

Để làm được điều đó, bạn nên lưu ý vào số lượng của những yếu tố sau.

Họ có hàng trăm các bài blog, hay chỉ vài bài blog cơ bản? Fanpage của họ có nhiều bài viết không?

Sau đó là tần suất ra nội dung. Họ có xuất bản nội dung liên tục, mỗi tuần hay mỗi tháng? Có thường xuyên xuất bản case study và ebook hay các trải nghiệm thực sự từ chính các khách hàng không? 

Kế đó, bạn nên bắt đầu đánh giá các nội dung của họ. Nếu như họ có rất nhiều bài blog, nhưng chất lượng của từng bài blog lại không có, thì các khách hàng mục tiêu cũng sẽ không có thêm bất cứ giá trị nào.

Sau đó, bạn cần xem xét vào các hình ảnh mà các đối thủ đang sử dụng, họ sử dụng hình ảnh bản quyền, hay có sử dụng câu từ hoặc CTA trên ảnh không?

Sau khi bạn đã hiểu được chi tiết các chiến lược nội dung của đối thủ, bạn cần phải đánh giá xem liệu các chiến lược này có đang hiệu quả.

▪️ Phân tích mức độ tương tác trên nội dung của đối thủ cạnh tranh của bạn 

Để biết được độ tương tác của người xem đến các nội dung của đối thủ, bạn cần phải xem cách mà các khách hàng mục tiêu phản hồi với những bài đăng của đối thủ cạnh tranh của bạn.

Kiểm tra số lượng comment, share và like trên các nội dung của đối thủ, và xem rằng liệu:

  • Có chủ đề nào có lượt tương tác cao hơn những chủ đề khác không
  • Các bình luận có tiêu cực, tích cực hay cả hai
  • Người đọc có phản hồi tích cực trên các cập nhật của Facebook về nội dung cụ thể nào không
  • Đừng quên lưu ý lại nếu như các đối thủ của bạn chia danh mục các nội dung của họ dựa trên tag, và liệu họ có thêm và các kênh truyền thông social của mình trên các nội dung không. Đây đều là những hoạt động giúp tăng tương tác cho những nội dung của đối thủ

▪️ Quan sát cách họ quảng bá nội dung tiếp thị.

Tiếp theo đó, bạn cần phải xem xét cách mà họ tiếp thị nội dung của mình

  • Độ phân bố của keyword
  • Cách tối ưu hình ảnh
  • Cách sử dụng internal link

Các câu hỏi dưới đây có thể giúp bạn tập trung vào những yếu tố cần thiết nhất:

  • Họ có đang sử dụng keyword nào mà bạn chưa sử dụng không
  • Các nền tảng social media nào mà các đối tượng mục tiêu của bạn đang sử dụng và ưa thích.
  • Traffic đến các website của đối thủ bao gồm những ai

▪️ Xem xét sự hiện diện trên mạng xã hội, chiến lược và nền tảng truy cập của họ.

Làm cách nào mà các đối thủ của bạn tăng độ tương tác đối với thương hiệu của họ thông qua các kênh truyền thông xã hội.

Nếu như các đối thủ của bạn đang sử dụng những mạng xã hội mà bạn chưa tham gia, bạn có thể  tìm hiểu thêm về nền tảng đó để phát triển doanh nghiệp của mình.

Để biết được liệu các nền tảng truyền thông xã hội đó có xứng đáng đến đầu tư hay không, hãy tham khảo tỉ lệ tương tác của đối thủ trên các trang đó.

Một số nền tảng phổ biến hiện nay là: Facebook, Twitter, Instagram, Snapchat, LinkedIn, YouTube, Pinterest

Sau đó bạn cần phải tìm hiểu về:

  • Số lượng fan, người theo dõi
  • Tần suất đăng bài
  • Độ tương tác

Để phân tích các đối thủ cạnh tranh, bạn cũng cần phải phân tích về chiến lược content marketing của đối thủ.

  • Họ đang đăng những loại nội dung nào? Có hướng người dùng đến landing page không, có nhằm mục đích tìm kiếm khách hàng tiềm năng không?
  • Các content này có “chính chủ” không? Hay được lấy từ những nguồn nào.
  • Cách mà các đối thủ của ban tương tác với những người xem? Tần suất người theo dõi tương tác với các bài viết

▪️ Thực hiện Phân tích SWOT để tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của họ.

phân tích swot

Trong lúc bạn đánh giá mỗi yếu tố trong việc phân tích các đối thủ cạnh tranh (doanh nghiệp, doanh thu và marketing), bạn cũng đừng quên thực hiện các phân tích SWOT về các đối thủ kinh doanh của mình.

Bạn có thể bắt đầu từ một số câu hỏi như

  • Những gì mà các đối thủ của bạn đang làm tốt? (Sản phẩm, content marketing, social media, v.v)
  • Những ưu thế của đối thủ so với doanh nghiệp của bjan
  • Điểm yếu của các đối thủ
  • Ưu thế của doanh nghiệp bạn so với đối thủ
  • Ở mảng nào mà bạn xem các đối thủ của mình là một mối nguy cơ
  • Có cơ hội nào trong thị trường mà các đối thủ của bạn đã xác định được

Từ đó, bạn sẽ có thể so sánh các yếu điểm của đối thủ so với các điểm mạnh của mình, và ngược lại. Nhờ vậy mà bạn sẽ không chỉ có thể nâng tầm vị thế của công ty, mà còn khám phá ra được những khu vực mới giúp cải thiện chính thương hiệu của mình.

Cách theo dõi hiệu suất các chiến dịch Facebook Ads nhanh và hiệu quả nhất

Kết luận,

Trước khi phân tích các đối thủ cạnh tranh, bạn cần phải hiểu về chính doanh nghiệp mình. Để làm được điều đó. Bạn cần phải có một cái nhìn khách quan về doanh nghiêp, doanh thu, và các hoạt động marketing thông qua các chỉ số mà bạn sử dụng để đánh giá các đối thủ.

Để làm được điều đó, bạn cần một công cụ giúp tổng hợp và hỗ trợ phân tích các số liệu, dữ liệu này một cách chính xác và tối ưu nhất.

Với công cụ tổng hợp và trực quan hóa số liệu A1 Analytics, bạn có thể tập hợp tất cả các dữ liệu kinh doanh từ doanh thu bán hàng đa kênh đến hiệu suất các kênh marketing, và trực quan hóa các số liệu này thành các báo cáo tự động. Giúp bạn nắm bắt được hiệu suất và biến động của các hoạt động kinh doanh và tiếp thị của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. 

>>Báo cáo hiệu suất tổng quan Facebook Ads cơ bản, đầy đủ các chỉ số cần thiết cho người chạy quảng cáo – Trải nghiệm ngay

Mình là Đinh Thị Minh Thúy (ArianaDinh), hiện đang là Content Management & đảm nhiệm vị trí SEO của A1Digihub. Tất cả bài viết Blog được chúng mình biên soạn đều xoay quanh chủ đề 'phân tích số liệu trong Marketing'. Ngoài những kiến thức cơ bản thì Blog A1 cũng có chia sẻ các case thực tế đến từ CEO và các nhà quản lý đã ứng dụng Marketing Analytics như thế nào trong thời đại số. Thúy thay mặt team A1 cảm ơn bạn đọc đã luôn ủng hộ chúng mình & hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc thật nhiều.