Quyết định dựa trên dữ liệu

Làm thế nào để đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu?

Bạn muốn bắt đầu sử dụng dữ liệu để đưa ra các quyết định tốt hơn trong việc marketing?

Với công nghệ tiên tiến hiện nay, có rất nhiều cách để thu thập dữ liệu. Trên thực tế, theo báo cáo của viện toàn cầu McKinsey, các công ty hiện đang có hơn 200 terabytes dữ liệu.

Nhưng với bảng quá nhiều dữ liệu; làm thế nào để biết được dữ liệu nào cần thiết? Làm thế nào để có thể đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu?

Hãy cùng tìm hiểu.

Thế nào là đưa quyết định dựa trên dữ liệu?

Data-driven decision making – Ra quyết định dựa trên dữ liệu là dựa vào những con số, bảng số liệu. Thay vì ra quyết định như cách thông thường là qua quan sát; trực giác hay cảm tính.

Hiện nay, thật không quá ngạc nhiên khi thấy hầu hết các ngành công nghiệp; đang sử dụng việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Cho dù là marketing, sản xuất, y học hay khoa học. Hầu hết các quyết định dựa trên số liệu cũng dẫn đến các kết quả tốt hơn.

Đây là lí do tại sao.

3 lợi ích khi bạn đưa ra quyết định dựa trên bảng dữ liệu?

Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu có nhiều lợi ích, sau đây là 3 điều phổ biến nhất.

Tăng tính minh bạch và trách nhiệm

Trong các công ty, nếu bạn đang làm việc nhóm với nhiều bộ phận. Việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu dẫn đến một quy trình minh bạch; và thấy được trách nhiệm của từng phòng ban.

Nó cho mọi người thấy lý do đằng sau của mọi quyết định. Cho thấy các đề xuất, lựa chọn của bạn dựa trên các con số. Mặc dù việc này không hề dễ dàng.

Quyết định dựa trên dữ liệu
Quyết định dựa trên dữ liệu

Tăng tính nhất quán

Nếu bạn có một nhóm điều khiển dữ liệu. Thì quyết định của bạn sẽ vô cùng nhất quán. Lúc này, mọi người đều có chung 1 câu hỏi “Bảng dữ liệu đang nói lên điều gì? Đề xuất dựa trên những số liệu nào?

Cách tiếp cận này giúp mọi người biết được các quyết định được đưa ra trong công ty như thế nào. Nếu mọi người đều đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu, họ có thể đưa ra quyết định tốt hơn và nhất quán hơn.

Cải thiện tình hình

Vì bạn đang theo dõi các số liệu quan trọng của mình, việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu giúp bạn dễ dàng tìm ra vị trí; và cách mà bạn có thể cải thiện quy trình. Giúp bạn kịp thời phát hiện các sai lầm, hoặc những cơ hội và không bỡ lở chúng.

Ví dụ: nhìn vào bảng dữ liệu báo cáo về. Bạn có thể khiến bạn tăng ROI tiếp thị qua email. Bằng cách biết được đâu là mẫu email đang hoạt động hiệu quả nhất, và tại sao?

Nếu bạn là một người làm marketing trong công ty. Việc định hướng hoặc đề xuất các quyết định dựa trên số liệu; giúp bạn tránh đi được những ý kiến phản bác. Lúc này, việc dựa trên con số vô cùng xác thực. Không phải là “tôi nghĩ,…” hay “ tôi cảm thấy ta nên làm….”

Vincent Bucciachio, Founder của SociallyInfused Media chia sẻ rằng “việc bạn xây dựng bảng số liệu và đưa ra quyết định dựa trên chúng; vô cùng quan trọng. Nó có thể dễ dàng giải quyết hầu hết trở ngại trong kinh doanh. Dù bạn chọn cách ngừng cung cấp dịch vụ; tinh chỉnh kênh bán hàng; hay tối ưu giá cả sản phẩm.”

Làm thế nào để đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu?

Xác định mục tiêu

Đừng bao giờ lao đầu vào làm bảng dữ liệu mà chưa biết nó là gì? Hoặc nó phục vụ cho loại mục tiêu nào. Hãy xác định đâu là dữ liệu có thể giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.

Bạn đang tìm kiếm cách làm tỉ lệ chuyển đổi tốt hơn? Hay cần cải thiện kênh bán hàng? Hay bạn đang muốn hiểu làm thế nào để tiếp cận một đối tượng cụ thể?

Mỗi mục tiêu sẽ tương ứng với từng số liệu. Khi bạn đã xác định được mục tiêu. Hãy bắt đầu vào việc xác định các loại dữ liệu phù hợp.

Xác định dữ liệu

Bây giờ bạn đã biết được đâu là mục tiêu của mình. Bạn cần chọn dữ liệu sao cho phù hợp với mục tiêu đó.

Hãy nhìn vào các loại dữ liệu bạn đang có. Đâu là các dữ liệu quan trọng nhất? Đâu là loại cung cấp thông tin tốt? Những số liệu nào bạn muốn theo dõi trước tiên?

Một vài số liệu marketing có thể bạn cần:

  • Brand awareness: nhận thức về thương hiệu
  • Marketing spend per customer: chi phí marketing trên 1 khách hàng
  • Customer acquisition cost: chi phí trên 1 lần mua lại của khách hàng
  • Conversion rates: tỷ lệ chuyển đổi

Bảng các loại số liệu marketing thường dùng:

  • Marketing Qualified Leads (MQL): các đối tượng khách hàng có sự phản hồi hoặc thể hiện sự quan tâm tới sản phẩm; dịch vụ sau chiến dịch marketing.
  • Sales Qualified Leads (SQL): Khách hàng tiềm năng để sale.
  • Funnel Conversion Rates: Tỉ lệ người dùng trên kênh.
  • Brand Awareness: Nhận thức về thương hiệu.
  • Customer Engagement: Tương tác khách hàng.
  • Marketing Spend Per Customer: Chi phí marketing trên một khách hàng.
  • Return On Marketing Investment: tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư.
  • Lifetime Value Of A Customer (LTV): giá trị vòng đời khách hàng
  • Customer Acquisition Cost (CAC): chi phí doanh nghiệp phải trả để có một khách hàng.
  • Customer Retention: tỉ lệ duy trì khách hàng hoặc giữ chân khách hàng.

Mỗi loại mục tiêu sẽ tương ứng với loại số liệu nhất định.

Thu thập và phân tích dữ liệu

Sau khi xác định được những số liệu nào cần phải theo dõi. Bạn cần xác định ai sẽ theo dõi chúng. Đây thường là người chịu trách nhiệm thực hiện chiến lược hoặc người đứng đầu bộ phận.

Tuy nhiên nếu công ty bạn cần thu thập dữ liệu chuyên biệt, bạn có thể cần một người có kiến thức chuyên sâu về dữ liệu. Để thu thập và quản lý đúng cách.

Để dữ liệu hướng dẫn quyết định của bạn

Tất cả dữ liệu trên thế giới sẽ vô dụng nếu bạn không biết cách đọc và trình bày với các bên liên quan. Để dữ liệu trở thành cánh tay đắc lực, bạn cần trình bày dữ liệu đúng cách. Đơn giản nhất là trình bày dữ liệu để; những người chưa bao giờ nhìn thấy nó có thể hiểu khi nhìn vào.

A1 Analytics có thể giúp bạn làm điều đó.

Quyết định dựa trên dữ liệu

A1 Analytics giúp bạn kéo dữ liệu của mình lại với nhau từ nhiều kênh khác nhau, Tương tác với dữ liệu và trình bày nó một cách trực quan theo cách dễ hiểu nhất.

Xây dựng bảng dữ liệu của riêng bạn miễn phí trong 7 ngày tại đây.

Tuy nhiên, việc tình bày dữ liệu sao cho dễ hiểu không chỉ nằm ở việc các biểu đò hay đồ thị hấp dẫn ra sao. Nếu bạn gửi bản số liệu cho người khác, bạn cần phải hiểu cách các loại dữ liệu tương tác với nhau ra sao. Nó nói lên điều gì. Cần có quyết định gì khi con số lên tiếng.

4 ví dụ về loại việc quyết định dựa trên dữ liệu

Có nhiều lĩnh vực trong công việc của bạn sử dụng việc ra quyết định dựa trên dữ liệu; có thể mang lại lợi ích cho các nỗ lực tiếp thị của bạn. Sau đây là 4 ví dụ:

  • Tối ưu hóa giá của sản phẩm

Tùy thuộc vào dữ liệu của bạn, bạn có thể tìm ra chiến lược giá tốt nhất cho bạn. Với dữ liệu phù hợp, bạn có thể dự đoán mức tăng giá có thể ảnh hưởng đến doanh số. Hoặc bạn có thể chọn ra sản phẩm nào có thể tối ưu hóa để hạ giá.

Quyết định dựa trên dữ liệu
  • Cải thiện ROI cho các chiến dịch quảng cáo

Với các chỉ số về quảng cáo, bạn dễ dàng nhận ra được đâu là mẫu quảng cáo đem lại chuyển đổi cao. Các bài quảng cáo mang đến khách hàng thấp. Việc của bạn là xem và tối ưu sao cho ROI – Return On Investment; chỉ số doanh thu trên chi phí phù hợp với ngân sách của công ty.

Quyết định dựa trên dữ liệu
  • Tăng tương tác khách hàng

Với các công ty làm Email Marketing. Số liệu thực sự quyền lực nếu bạn biết nhìn và đưa ra quyết định dựa trên chúng. Nhìn vào các dữ liệu đã có, bạn có thể tạo ra các email tiếp thị tốt hơn, hấp dẫn hơn. Bằng cách tìm hiểu nội dung email nào đang hoạt động tốt? Và các lí do tại sao.

Quyết định dựa trên dữ liệu

Bằng cách xem các tỉ lệ như khách đã mở mail đọc, khách đã phản hồi lại. Chúng sẽ giúp bạn có nhiều ý tưởng rõ ràng về cách khiến khách hàng; của bạn tham gia trải nghiệm/sử dụng sản phẩm trong tương lai.

Ngoài ra, sử dụng các dữ liệu cũng giúp bạn điều chỉnh được chiến lược truyền thông của mình.

  • Sử dụng xu hướng từ một kênh để tăng nỗ lực marketing

Quảng cáo liên quan đến rất nhiều thử nghiệm, hay các quá trình test. Và đó là lí do mà có thể rất ngốn ngân sách. Việc tạo ra một chiến lược mới có thể gây khó khăn, đặc biệt khi bạn đã có những chiến lược đã được chứng minh.

Với các quyết định dựa trên dữ liệu, bạn có thể tìm thấy các xu hướng đang hoạt động trong một kênh quảng cáo. Và thích ứng với các kênh khác.

Kết luận

Như bạn có thể thấy, việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu giúp bạn có những cái nhìn tốt; và có các kết quả tốt hơn. Nó là một quá trình không thiên về cảm tính hay cái nhìn trực quan. Mà nó dựa trên những con số biết nói.

Nếu như bạn muốn cải thiện các kết quả marketing & sales của bạn. Hãy bắt đầu việc tổng hợp, và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu ngay hôm nay.

Về A1 Analytics

Một phần của hệ sinh thái A1Digihub – A1 Analytics là công cụ tổng hợp, phân tích dữ liệu và làm báo cáo sale, marketing, vận hành đầu tiên tại Việt Nam. Với hơn 2000 khách hàng cả cá nhân và doanh nghiệp trong vòng chỉ 6 tháng. A1 Analytics tự tin sẽ thay đổi hoàn toàn cách làm kinh doanh, làm báo cáo của hàng triệu doanh nghiệp Việt.

Một khách hàng sử dụng A1 Analytics để quản lí và vận hành kinh doanh.

Đăng ký nhận tư vấn và demo các sản phẩm miễn phí ngay tại đây.

Nguồn: Klipfolio