Có những công cụ tổng hợp và phân tích số liệu nào phù hợp cho doanh nghiệp thời Covid-19?

Tổng quan

Những ngày gần đây , covid-19 đang hoành hành, ngân sách chi tiêu quảng cáo bị cắt giảm nghiêm trọng và các marketer càng thêm áp lực phải ra doanh số để giữ công ty sống sót. Nhân sự phải chứng minh từng đồng marketing của công ty được chi tiêu một cách hiệu quả hơn là các chiến dịch KOL, commercial, Billboard tốn kém nhưng khó thấy số về ngay lúc này.

Thay vào đó là tập trung hơn các kênh quảng cáo nào dễ ra doanh số như mì ăn liền hơn. Chính vì vậy, các công cụ báo cáo và phân tích càng giúp ích hơn cho cả marketer và cấp quản lý trong việc nhanh chóng nắm được hiệu quả của chiến dịch ở mọi góc độ, nắm rõ nguyên nhân vì sao chiến dịch nào kém hiệu quả trong việc ra số và cần cải thiện phần nào để nhanh chóng tối ưu được ROI.

Tại sao phân tích số liệu và báo cáo rất quan trọng?

Dù bạn là cấp quản lý hay chỉ là marketer đảm nhiệm một vai trò trong kênh truyền thông , bán hàng của công ty thì việc thu thập số liệu để phân tích và báo cáo là cực kỳ quan trọng cho chiến lược marketing, bán hàng hiện tại có đang đi đúng hướng hay không và dự đoán được xu hướng tương lai ra sao.

Phân tích số liệu có tác dụng gì?

Dữ liệu phân tích cung cấp thông tin chi tiết về cách các chiến dịch đang hoạt động, bao gồm cả việc bạn có đang thu hút đúng đối tượng và nhận được ROI tích cực hay không để từ đó đưa ra quyết định kịp thời cho các chiến dịch hiện tại. việc không theo dõi thường xuyên hay không có số liệu giống như bạn đang đi trong sương mù mà không biết mình đang đi vào con đường nguy hiểm hay đường chuẩn vậy.

Nếu không có những dữ liệu này, thật khó để chứng minh sự thành công của các chiến dịch riêng lẻ hoặc tất cả các nỗ lực marketing trên nhiều kênh với công sức nhiều nhân sự đang làm việc cùng nhau để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Những thông tin chi tiết này không chỉ có thể được sử dụng để điều chỉnh các chiến dịch hiện tại tức thời mà còn được tận dụng để tập trung tốt hơn vào các chiến dịch trong tương lai.

Ví dụ: bạn có thể xác định các chân dung khách hàng trung thành, tức là nhân khẩu học, thu nhập, vị trí, v.v.,mà trong quá khứ đang mang lại tỉ lệ % doanh số cao nhất trong tất cả các khách hàng mà sản phẩm nhắm tới, để dồn lực tập trung tiếp cận, chăm sóc, tái tiếp cận và tái chăm sóc họ, nhằm nhanh ra được hiệu quả cao với mức đầu tư hợp lý, hơn là dàn trải vì không biết nhắm vào đâu, nhất là trong đợt dịch này.

Khó khăn nào?

Hiện tại để phân tích số liệu, bạn cần có công cụ tập hợp số liệu từ từng kênh về chung một phần mềm phân tích một cách tự động. Với số lượng lên đến hàng trăm công cụ phân tích phù hợp cho từng ngách , từng độ lớn của doanh nghiệp thì rất tốn thời gian cũng như nguy cơ chọn sai công cụ đối với các marketers hay cấp quản lý. Bài viết này, A1 Analytics sẽ đưa ra phân tích chi tiết các công cụ trên thị trường và giải pháp của A1 Analytics để bạn dễ dàng so sánh nhé.

Hiện có những có các công cụ tập hợp số liệu và báo cáo nào?

Các công cụ tập hợp số liệu và báo cáo miễn phí 100% ( ít nhất trong khoảng thời gian này ) tại Việt Nam được các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng:

  • Web version: Google Sheet, Google Data Studio, A1 Analytics ( free version) ,….
  • Pc/windows: các công cụ mã nguồn mở

Các công cụ mất phí:

  • Web version: Supermetric for Google data studio , A1 Analytics ( paid version) , Supermetric for Google Sheet, Excel Office 365,..
  • Pc/windows: Power BI , Tableau, Excel

Ngoài ra còn có các công cụ dành riêng cho các công ty, tập đoàn lớn như SAP Crystal Reports  hay Holistics.io và một số phần mềm khác. Với các công cụ dành cho các doanh nghiệp dạng này, dĩ nhiên sẽ mang lại vô vàn khả năng tùy biến báo cáo, và phân tích dữ liệu sâu nhưng cũng đồng thời có một số các vấn đề sau:

  • Thời gian học công cụ: rất nhiều marketer, thậm chí nhiều năm kinh nghiệm, cũng phàn nàn về khó khăn trong việc hiểu cách sản phẩm hoạt động và làm thế nào để có được những hiểu biết sâu sắc mọi tính năng của nó, áp dụng tính năng đó vào việc gì. Điều này thường có nghĩa là họ phải thuê hay học từ một chuyên gia hiểu đầy đủ về cách thức hoạt động của công cụ. Nhiều trường hợp các công ty đầu tư mua các phần mềm này nhưng thường xuyên không sử dụng.
  • Cấu trúc giá: Hầu hết các công cụ này có giá hàng nghìn đô la một tháng. Các marketer hay cấp quản lý phải cân nhắc kỹ chi phí so với nhu cầu sử dụng, khả năng khai thác

Còn với các công cụ opensource ( miễn phí hoàn toàn ) thì sao? Về cơ bản, chúng được tạo nên từ các lập trình viên có tâm đóng góp cho cộng đồng, tuy nhiên do một số giới hạn về nhân sự, thời gian, cũng như không có chi phí nên sản phẩm mang tính phù hợp cho cá nhân lập trình đó hay cho các nhà phát triển khác có mức độ am hiểu để cùng sử dụng và phát triển. Một lần nữa, những giới hạn đó khiến cho phần mềm có giao diện không thân thiện với hầu hết các người dùng phổ thông.

Các công cụ dành cho những người mới bắt đầu bộ môn phân tích dữ liệu

Dĩ nhiên, ai cũng muốn thử được sử dụng trước khi trả tiền để biết chắc rằng công cụ này với những giải pháp mang lại giúp được những giá trị quan trọng gì trong hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp để mà xem xét đầu tư chi phí sử dụng lâu dài.

Những công cụ miễn phí và giao diện đẹp, dễ dùng chẳng phải là sự lựa chọn quá hợp lý cho những người mới bắt đầu phải không nào? Sao chúng ta lại không thử sử dụng xem sao, hãy cùng mình điểm qua sâu hơn những điểm mạnh, yếu của các công cụ miễn phí này nhé!

Google Data Studio

Data Studio
Google Data Studio

Sản phẩm của Google này mới ra mắt chỉ trong vài năm gần đây đã có một lượng người sử dụng tương đối ở Việt Nam. Nhìn qua các sản phẩm miễn phí và chất lượng khác của Google thì ta cũng có thể đoán được sản phẩm này cũng sẽ có chất lượng tương tự như vậy

Điểm mạnh:

  • Kết nối sẵn với các 17 sản phẩm thuộc hệ sinh thái của Google như : Google Ads, Youtube, Search Console, Google Analytics, …
  • Giao diện đẹp, dễ dùng
  • Đa dạng biểu đồ và tính năng cần thiết : đường kpi trong biểu đồ chart, blend data giữa các nguồn dữ liệu có chung khóa chính,…
  • Hệ thống nguồn dữ liệu của các đơn vị bên thứ 3 với hơn 200 data source phổ biến

Điểm hạn chế:

  • Không có sẵn mẫu báo cáo riêng, bạn phải tìm trên Google các mẫu báo cáo do người dùng tạo và chia sẻ để copy, kết nối dữ liệu của bạn vào
  • Không có sẵn nguồn dữ liệu Facebook Ads và nguồn dữ liệu của các CRM Việt Nam, sàn TMDT phổ biến nhưng sản phẩm này dành cho thị trường quốc tế nên điểm này chỉ hạn chế đối với Việt Nam
  • Nguồn dữ liệu của các đơn vị phát triển khác đem lại nỗi lo về thu thập thông tin doanh nghiệp một cách khó kiểm soát và can thiệp khi xảy ra chuyện
  • Giá của các nguồn dữ liệu của bên đơn vị khác khá cao, dao động từ 30$ trở lên với gói thấp nhất và một số hạn chế về thời gian cập nhật dữ liệu

Với những ưu nhược này, công cụ này sẽ phù hợp nhất cho các doanh nghiệp có điều kiện tài chính dư dả, khả năng tự tìm hiểu tốt không cần hỗ trợ, hướng dẫn, chạy đa kênh, kết hợp sử dụng với Supermetrics for Google Data Studio ( hoặc một số đơn vị khác) sẽ mang lại trải nghiệm sử dụng thoải mái hơn với nhiều nguồn dữ liệu hơn.

Google Sheet

Thật lạ khi nói đây là công cụ tổng hợp dữ liệu và phân tích dữ liệu được xếp chung với Google Data Studio – visuallization tool. Tại Việt Nam, chúng ta vẫn hay dùng nó để quản lý tài chính, làm kế hoạch, quản lý nhân sự, dự án,…vì dễ dùng, dễ tùy biến với tất cả mọi người đã từng dùng qua Excel.

Tuy nhiên, Google Sheet còn một khả năng nữa là nhận dữ liệu từ các nền tảng khác qua một giao thức đặc biệt – Api, ở phạm vi bài viết này mình sẽ không đào sâu vào giao thức này. Dễ hiểu hơn, số liệu Google Ads, Facebook Ads, Fanpage Insight,.. sẽ có thể đưa về nơi này một cách tự động để lưu trữ và phân tích sâu (ad-hoc analysis).

Về phần phân tích số liệu, cũng giống như excel, miễn là bạn có dữ liệu nêu trên, bạn hoàn toàn biến nó thành các biểu đồ nhiều màu sắc và ý nghĩa, dễ nhìn ra xu hướng, tỉ lệ, hiệu xuất hoạt động của các chiến dịch, kênh quảng cáo bán hàng ( như hình dưới).

Điểm mạnh

  • Dễ dùng, miễn phí, tùy biến cao với nhiều tính năng chỉnh sửa, thêm vào bảng tính
  • Có khả năng xử lý dữ liệu theo ý muốn
  • Tạo các dữ liệu tùy chỉnh theo công thức như ý
  • Hợp nhất dữ liệu đa kênh vào chung một bảng và vẽ ra các biểu đồ thể hiện tác động của các kênh so với kênh khác. Ví dụ như cùng một KPi, kênh nào đang mang lại % doanh thu cao hơn, khách hàng ở độ tuổi A ở kênh A tiêu nhiều hơn kênh B cùng độ tuổi,…Đây là điều khá hạn chế hoặc khó làm khi sử dụng các công cụ trực quan hóa như A1 Analytics hay Google Data Studio

Điểm hạn chế

  • Cần có kiến thức về api hoặc mua tool để kéo số liệu đa kênh về Google Sheet, đơn giản nhưng tốn thời gian hơn là tải file csv dữ liệu về và upload ngược lên Google Sheet
  • Vẫn cần nắm được các hàm xử lý dữ liệu và các thao tác để ra được các biểu đồ như ý
  • Bị giới hạn số lượng biểu đồ tạo ra từ dữ liệu
  • Không có giao diện kéo thả dễ dàng các metrics ( chỉ số ) và thứ nguyên ( dimensions) vào biểu đồ để đổi góc nhìn biều đồ nhanh chóng ra ý nghĩa khác

Tự tìm hiểu là phẩm chất đáng quý của các marketers Việt, công cụ này sẽ phù hợp nhất dành cho các bạn có khả năng mày mò tối đa, nhiều thời gian rảnh để làm ra được một báo cáo như ý. Tuy nhiên, để đưa dữ liệu từ các kênh quảng cáo, bán hàng một cách tự động thực sự là một thử thách nếu không dùng các công cụ bổ trợ như A1 Analytics hay Supermetrics for Google Sheet để kéo số liệu về với chỉ vài click chuột

A1 Analytics ( free version)

Được phát triển từ mã nguồn mở của Google Data Studio, A1 Analytics mang trong mình tính năng và giao diện khá tương tự như phiên bản của Google. Tuy nhiên, A1 Analytics được đội ngũ phát triển sản phẩm định hướng giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp Việt hơn chỉ là một công cụ tổng hợp phân tích số liệu như 2 công cụ nêu trên

Một số trường hợp sử dụng của A1 Analytics ( free version)

  1. Thay thế các báo cáo truyền thống bằng PPT với copy paste số liệu, thành báo cáo tự động cập nhật số liệu và tự động gửi cho sếp theo khung thời gian tùy chọn -> Xem gần 20 mẫu báo cáo tự động gửi sếp được tạo sẵn
  2. Xem và so sánh tình hình hoạt động của tất cả các chiến dịch quảng cáo Facebook và Google trên cùng một mẫu báo cáo , không cần đăng nhập vào tài khoản quảng cáo để xem
  3. Phân tích số liệu bán hàng trên cả 3 nền tảng Haravan, Sapo, KiotViet
  4. Toàn cảnh về dữ liệu chiến dịch chạy chuyển đổi từ Facebook sang Landing Page/ Website sử dụng Facebook và Google Analytics. Hành vi người dùng dẫn đến tỉ lệ chuyển đổi ở mỗi giai đoạn: xem bài quảng cáo -> click vào link -> xem trang -> Thực hiện hành vi chuyển đổi để nhanh chóng nắm được tình hình chiến dịch đang kém hiệu quả ở bước nào và điều chỉnh ngay lập tức
  5. Báo cáo “All in one” gồm hiệu quả hoạt động của 5 kênh truyền thông : Fanpage, Youtube , Website/Ladipage, Shopee, cửa hàng truyền thống
Các nguồn dữ liệu đã kết nối sẵn với A1- Analytics ( phiên bản miễn phí ) – Update Youtube 07/08/2020

Điểm mạnh

  • Có 6 nguồn dữ liệu Việt và tiếp tục cập nhật thêm
  • Giao diện trực quan, dễ sử dụng
  • Có sẵn nguồn dữ liệu Facebook
  • Tư vấn, hỗ trợ mọi vấn đề, hướng dẫn sử dụng chi tiết bởi hỗ trợ viên Việt Nam
  • Miễn phí vĩnh viễn

Điểm hạn chế

  • Vẫn còn ít nguồn dữ liệu nhưng những nguồn dữ liệu có sẵn đang đáp ứng tạm đủ nhu cầu của doanh nghiệp Việt
  • Cập nhật dữ liệu 1 ngày / lần
  • Giao diện chưa thực sự quá ấn tượng
  • Trải nghiệm sử dụng chưa thực sự mượt mà, thoải mái

A1 Analytics dù mới phát triển chưa đầy 2 năm song đã có hơn 3000 cá nhân, và doanh nghiệp tin tưởng sử dụng vào hoạt động hằng ngày. Với sự xuất hiện của gói miễn phí , dù còn nhiều giới hạn so với người đàn anh Google, song vẫn có nhiều điểm sáng phù hợp riêng cho nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp Việt và giải được nhiều bài toán mà với Google Data Studio, sẽ không có người trực tiếp tư vấn hướng áp dụng công cụ vào các hoạt động nào trong thực tế.

Theo đội phát triển của A1 Analytics , họ vẫn đang dành toàn bộ đam mê, công sức để ngày càng cải thiện sản phẩm trở nên tốt hơn để sánh vai với Google Data Studio một ngày không xa. Hãy ủng hộ cho trí tuệ người Việt, bạn nhé !

Vậy có gì trong phiên bản trả phí của A1 Analytics?

Chỉ cần đầu tư thêm khoảng từ 299 ngàn/499 ngàn/799 ngàn đồng 1 tháng ( xem chi tiết bảng giá ) bạn sẽ nhận thêm rất nhiều giá trị đặc biệt và khắc phục một số hạn chế của phiên bản miễn phí.

  • Thời gian cập nhật dữ liệu giảm còn 1 tiếng một lần, phù hợp khi muốn giám sát tổng quan chiến dịch đa kênh một cách liên tục
  • Số lượng nguồn dữ liệu lên đến gần 40 kênh phổ biến nhất thế giới như Tiktok, Yandex Metrica, Google search 360, Google Search Console,… chi tiết toàn bộ các kênh vui lòng nhắn tin với A1 Digihub để được tư vấn chi tiết
  • Tổng hợp dữ liệu về google sheet tự động để tiến hành xử lý dữ liệu và đưa lên data warehouse như Google BigQuery đảm bảo dữ liệu doanh nghiệp được lưu trữ lâu dài và bảo mật tuyệt đối, không còn tình trạng dữ liệu phân mảnh và mất trắng khi tài khoản có vấn đề
  • Tư vấn triển khai, áp dụng sâu vào bài toán thực tế của doanh nghiệp, hướng dẫn tracking số liệu và biến số liệu thành câu trả lời cho các câu hỏi đặc thù của doanh nghiệp về khách hàng , marketing ,…
  • Tự động cảnh báo về email cấp trên khi có vấn đề xảy ra với chiến dịch đang chạy bằng các luật được thiết lập trước
  • Ưu tiên hỗ trợ cao nhất , training trực tiếp cho nhân viên

A1 Analytics ( phiên bản trả phí ) chắc chắn là sự lựa chọn phù hợp nhất đối với doanh nghiệp đang trong mùa dịch Covid-19 này vì các giá trị tư vấn triển khai đi kèm cùng với tính năng hữu ích của công cụ, sẽ đem lại không ít hiệu quả thực tế cho doanh nghiệp với mức giá vô cùng hợp lý so với mức đầu tư marketing của doanh nghiệp mình. Gọi ngay số điện thoại 0772857747 ( Mạnh) hoặc điền thông tin dưới đây để được hướng dẫn trải nghiệm và áp dụng ngay vào thực tế nhé !

Nếu dựa vào dữ liệu có được để nhận biết sự thay đổi thì đã quá muộn vì lúc đó sự thay đổi đã diễn ra. Đó là một thách thức lớn, vậy làm cách nào bây giờ? Scott đưa ra ba dấu hiệu sớm ông cho là đáng quan tâm.