utm tracking code

UTM là gì? Ứng dụng UTM Code vào phân tích Traffic trên Google Analytics

Có phải bạn đã chi một khoản chi phí lớn cả về sức người và sức của cho nhiều kênh Online như là Facebook Marketing, Email Marketing cho đến Google ads nhưng lại không biết kênh nào đang mang lại nguồn Traffic cho website của mình một cách tốt nhất. Hay loại content nào, do ai ghi đang mang lại nhiều chuyển đổi đến Website?

Để giải mã được câu hỏi này, bạn cần anh bạn “UTM Tracking Code” – 1 phương tiện giúp bạn đo lường lưu lượng truy cập website từ đa kênh đổ về.

UTM code là gì? Các thông số trong UTM

UTM code là gì

Theo Wikipedia, UTM (viết tắt cho Urchin tracking module), hay UTM code là một đoạn mã đơn giản được gắn vào các đường dẫn URL tùy chỉnh của bạn, giúp theo dõi các nguồn, phương tiện trung gian, hoặc tên các chiến dịch của bạn.

UTM Tracking Code được tạo ra bởi tập đoàn phần mềm Urchin, được Google mua lại vào năm 2005. Các phần mềm của họ cũng chính là tiền đề cho Google Analytics – một công cụ quen thuộc đối với tất cả các nhà Marketers hiện nay.

Mã UTM cho phép Google Analytics phân tích được những người tìm đến trang web của bạn đến từ đâu, hoặc từ các chiến dịch nào. Nó hoạt động theo cơ chế gắn thêm thông tin vào các đường link, giúp cho Google Analytics có thêm thông tin về các đường link này của bạn.

Nếu như bạn đang gặp các vấn đề

  • Bán hàng đa kênh nên phải sử dụng quá nhiều công cụ khác nhau khi cần xem báo cáo như Google Sheet, CRM các nền tảng quảng cáo Facebook Ads, Google Ads, Google Analytics
  • Số liệu marketing cho đến bán hàng, vận đơn bị phân mảnh, nằm trên nhiều nền tảng khác nhau nên không có sự liên kết, muốn xem cần mất nhiều công sức & thời gian.
  • Thiếu các góc nhìn đa chiều để giúp đo lường hiệu quả thật sự của các hoạt động marketing, sales, chăm sóc khách hàng.
  • Khó khăn khi cần được tư vấn cách thức vận hành, cách lưu trữ số liệu phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

Để giải quyết được những vấn đề trên 1 cách toàn diện và triệt để, doanh nghiệp cần 1 hệ thống báo cáo có khả năng cung cấp đủ các góc nhìn chuyên sâu về toàn bộ hoạt động doanh nghiệp, tổng hợp tất cả số liệu về một nơi và cập nhập số liệu liên tục để giúp bạn đánh giá được hoạt động kinh doanh và đưa ra quyết định kịp thời. Hơn hết, hệ thống báo cáo do đội ngũ chuyên gia A1 xây dựng sẽ giải đáp những bài toán doanh nghiệp mà bấy lâu nay anh/chị đang thắc mắc như:
–❓– Tỷ trọng Doanh số, doanh thu, thực thu theo chi nhánh, đại lý, kênh bán, theo sản phẩm?
–❓– Số đơn hàng đó đến từ đâu? Facebook Ads hay Google Ads, trên Shopee hay Tiki?
–❓– Chi phí quảng cáo theo từng kênh, chiến dịch, sản phẩm
–❓–Hiệu quả hoạt động của nhân viên bán hàng, tư vấn
ĐỪNG BỎ LỠ BUỔI TƯ VẤN MIỄN PHÍ NHÉ

HỆ THỐNG BÁO CÁO CHUYÊN SÂU


ĐÁNH GIÁ CHÍNH XÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


5 thông số trong UTM Tracking Code

thông số utm code

Mặc dù một UTM code có phần khá dài và phức tạp, nhưng tất cả chúng chỉ hoạt động dựa trên một cấu trúc duy nhất. Dưới đây là một đoạn UTM cơ bản:

http://a1digihub.com/modern-marketing-la-gi?utm_campaign=blogpost & utm_medium = social & utm_source = facebook

  • campaign=blog post – Tùy chỉnh các chiến dịch. Như bạn có thể thấy trên ví dụ thì các traffic của bạn đến từ các bài đăng trên blog.
  • medium=social – Giúp xác định loại medium (phương tiện) mà bạn sử dụng, ở đây là các kênh truyền thông. (Vd khác: cpc, email, social, referral, display, etc)
  • source=facebook – Cuối cùng, UTM source xác định các nguồn cụ thể, giúp bạn biết được được nơi các đường link này dẫn đến từ. Như bạn có thể thấy được là những người nhấp vào đường link này đều đến từ nguồn là Facebook.

Ví dụ 1 utm link của A1:

Bạn còn có thêm vào các tham số khác như: UTM_term hoặc UTM_content để việc phân tích traffic được chi tiết hơn và dễ xác định hơn.

Lưu ý: Bạn nên thêm vào các tham số này dựa trên đường URL nguyên bản, nếu không thì đường link này sẽ không dẫn đến đúng trang bạn muốn và các công sức đều đổ sông đổ bể cả.

Tại sao phải dùng mã UTM trong việc phân tích và đo lường các chiến dịch

utm code là gì

Nếu bạn đang dành rất nhiều thời gian để đầu tư các kênh truyền thông trên mạng xã hội, bạn có thể đã sử dụng hàng trăm đường link khác nhau để dẫn traffic về các trang của mình. Nhưng làm sao bạn biết được đường link nào mang lại hiệu quả nhất. UTM code sẽ giúp bạn có thể theo dõi hiệu suất của mỗi đường link này, giúp bạn xác định được lượt traffic trên web của bạn đến từ đâu.

Bạn có thể dùng các biến UTM trong đường link để nắm được các thông tin chung, như là “Tôi nhận được bao nhiêu traffic từ các kênh truyền thông xã hội”. Hoặc là để theo dõi các thông tin chi tiết như “Tôi nhận được bao nhiêu lợi nhuận từ các dòng tiểu sử trên Twitter hay từ dòng tiêu đề trên Instagram của mình”.

Một đường link gắn UTM có thể trả lời phần lớn câu hỏi quan trọng mà các digital marketers cần phải biết như:

  • Lượt traffic này đến từ đâu?
  • Làm cách nào bạn có được lượt traffic này?
  • Tại sao bạn lại có được lượt traffic này?

Nói một cách đơn giản hơn là UTM code sẽ kể 1 câu chuyện về cách mà các traffic đến được với trang web bạn. Để làm được điều này, nó sẽ sử dụng 3 (đến 4) thành phần gọi là “Thông số UTM” (source, medium, content và campaign).

Hướng dẫn tạo mã UTM

Thông thường, chúng ta sẽ có 2 cách tạo UTM:

Cách 1: Nhập thủ công

Cách này chỉ đơn giản là thêm các thông số vào cuối các dòng URL của bạn. Điều thực sự khó khăn là bạn không được sai sót bất cứ thứ gì khi thêm các thông số này vào đường link gốc của mình,

Cách này rất dễ xảy ra sai sót, do 1 đoạn UTM thường rất dài và phức tạp. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn thêm tên chiến dịch hoặc tên nguồn, thì bạn vẫn có thể tự nhập nó ra.

Ví dụ như: Nếu bạn muốn theo dõi số lượng lượt click từ tiểu sử của tác giả trên các trang mạng xã hội, thì bạn có thể thêm vào các URL như thế này:

http://mysite.com/page/?utm_source=blogsite.com&utm_content=author_bio

Cách 2: Sử dụng Campaign URL Builder

Google UTM Builder là công cụ do Google tạo ra để giúp người dùng tạo mã UTM. Các bạn có thể truy cập tại đây: Trình tạo mã UTM.

Ngoài ra, nếu bạn đang quảng cáo ứng dụng Android, hãy sử dụng Trình tạo URL của Google Play, tương tự là Trình tạo URL theo dõi chiến dịch iOs đối với các ứng dụng iOs.

cách tạo url
Giao diện của Campaign URL Builder.

Đây là giao diện để bạn tạo mã UTM, bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các thuộc tính ở đây.

Website URL*: đây là nơi bạn điền URL muốn đo lường. Ví dụ: https://a1digihub.com/14-buoc-toi-uu-landing-page-tang-hieu-qua-quang-cao-google/

Campaign Source:* Xác định nhà quảng cáo, trang web, ấn phẩm, v.v. đang gửi lưu lượng truy cập đến trang của bạn. Ví dụ: khi bạn nhập facebook thì được hiểu nguồn lưu lượng truy cập này đến từ facebook.

+ Campaign Medium*: Phương tiện quảng cáo hoặc tiếp thị, ví dụ: cpc, biểu ngữ, bản tin email. Nếu như Source xác định nguồn truy cập đến từ đâu thì Medium sẽ xác định cách thức truy cập đến từ kênh đó. Ví dụ Source = facebook thì Medium có thể là fanpage, group, mẫu quảng cáo, bài post,…

Campaign Name: Tên chiến dịch riêng lẻ, khẩu hiệu, mã khuyến mại, v.v. cho sản phẩm. Ví dụ: bạn có một chương trình khuyến mãi hè, sẽ đặt là summer_sale_2019.

Campaign Term: Được sử dụng chủ yếu trong kênh Google Search nhằm xác định từ khóa tìm kiếm có trả tiền để xem từ khóa nào mang lại chuyển đổi cao hơn.

Campaign Content: Được sử dụng để phân biệt nội dung tương tự hoặc các liên kết trong cùng một quảng cáo. Ví dụ: nếu có hai liên kết gọi hành động trong cùng một thông báo email, thì bạn có thể sử dụng utm_content và đặt các giá trị khác nhau cho từng liên kết để có thể biết phiên bản nào có hiệu quả hơn.

Lưu ý, trong 5 thông số kia thì 2 thông số đầu tiên là bắt buộc, các thông số còn lại tùy thuộc vào nhu cầu và tính chất của các chiến dịch mà chúng ta sẽ quy ước các thuộc tính này khác nhau. Để dễ dàng hơn, các bạn có thể tải template mẫu cách đặt các thông số này trên Google.

Các lưu ý quan trọng khi đặt thông số:

+ Không sử dụng dấu cách “ ” khi đặt các thông số.

+ Khi đặt các thông số, chúng ta không được sử dụng dấu gạch nối (-) để nối các từ ghép mà hãy sử dụng dấu gạch dưới ( _ ) vì URL của website đã sử dụng dấu gạch nối trong URL.

+ Các thông số của mã UTM phân biệt được CHỮ IN HOA và chữ in thường, vì vậy hãy ghi nhớ cách đặt mã để không lẫn lộn. Một mẹo nhỏ ở đây là hãy luôn sử dụng chữ in thường và chữ số để tạo thông số nhé.

báo cáo website

Cách sử dụng UTM tracking

Sau khi bạn đã biết được UTM code là gì, những gì bạn có thế theo dõi và cách để tạo ra một UTM code, giờ bạn cần phải biết được bạn nên sử dụng các UTM code này như thế nào, để có thể theo dõi các chiến dịch Marketing của mình?

Một số cách để bạn có thể sử dụng UTM code là:

Biết được traffic của bạn đến từ đâu

Lý do quan trọng nhất để sử dụng UTM tracking chính là để biết được chính xác nơi bắt nguồn của các traffic website của bạn. Để làm được điều này, bạn cần sử dụng các thông số như source, campaign, medium, .. .

Với các thông số của UTM, bạn có thể theo dõi các nguồn này được chính xác hơn. Đặc biệt, UT Tracking còn vô cùng hữu dụng nếu như bạn muốn biết kênh bắt nguồn và các lượt traffic trực tiếp của mình trên Google Analytics.

Trong Google Analytics, bạn có thể điều hướng đến Acquisition –> All Traffic –> Referrals để biết được trang nào giúp bạn tạo ra traffic

ứng dụng utm code

Với những doanh nghiệp có nhiều bài đăng khác nhau trên các kênh truyền thông. Để có thể biết chính xác hơn các traffic của bạn đến từ bài đăng nào, thì bạn có thể thêm các &utm_campaign=ten-bai-dang vào cuối đường link. Như vậy thì bạn có thể biết được bài đăng nào đang giúp bạn tạo ra traffic.

Traffic trực tiếp là một trong những nguồn traffic bí mật trên Google Analytics. Nó thường bao gồm những người gõ trực tiếp đường link URL của bạn trên thanh tìm kiếm.

Nên nếu như bạn không thêm UTM vào cuối đường link thì những traffic của bạn đến từ những kênh khác nhau đều sẽ bị xem là Traffic trực tiếp.

Author: Phạm Thị Thu Hiền

Biết được người dùng bấm vào đường link nào trong các chiến dịch

Lấy vị dụ như bạn đang chạy các chiến dịch email marketing đến các khách hàng của mình. Trong mỗi email đều có kèm thêm các đường link cũng như các CTA đến các trang web khác nhau.

Bạn có thể biết được lá thư nào được mở ra và tỷ lệ lượt click của mỗi bức thư đó. Nhưng làm sao mà bạn biết được đường link nào có nhiều lượt click nhất và những link nào bị khách hàng bỏ qua.

Đó là lý do tại sao bạn phải dùng UTM code. Bằng việc thêm thông số UTM_content cho từng đường link khác nhau, bạn có thể theo dõi được số lượt click mà chúng nhận được.

Sau đó, bạn đăng nhập và Google Analytics và vào phần Acquisition -> Overview -> Campaigns -> All Campaigns, như vậy là bạn đã có thể thấy được đường link nào trong các chiến dịch email của bạn giúp mang lại nhiều traffic nhất.

Phân nhóm các traffic dựa trên các medium

Ví dụ như bạn đang chạy các chiến dịch Marketing trên các kênh truyền thông xã hội cho một khách hàng. Bạn phải chia sẻ các nội dung trên các mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Twitter, v.v Những traffic này đều được hiển thị dưới dạng kênh “social” trong Google Analytics.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn quảng bá các nội dung trên các trang mạng xã hội mà Google không nhận diện được là “social” (vd: Imgur.com)

ứng dụng utm code

Như vậy thì bạn sẽ không thể hiển thị được hết các kết quả từ các nỗ lực Marketing của bạn. Với UTM_medium=social, bạn có thể theo dõi các hiệu suất của chiến dịch xuyên suốt tất các trang mạng xã hội.

Theo dõi hiệu suất mang lại traffic của các chiến dịch khác nhau

Nếu như bạn đang chạy các chiến dịch giảm giá 20%, bạn có thể sắp xếp đường link như thế này:

  • utm_campaign=20off&utm_source=facebook
  • utm_campaign=20off&utm_source=googleplus&utm_content=first-link

Hoặc nếu bạn muốn theo dõi hiệu suất Marketing cho từng chân dung khách hàng khác nhau:

  • utm_campaign=persona1
  • utm_campaign=persona2

Công cụ giúp theo dõi hiệu quả hoạt động Website từ Google Analytics

Sau khi sử dụng UTM code, bạn cần một công cụ có thể giúp bạn theo dõi được tổng quan các hiệu suất của các chiến dịch Marketing từ các kênh ảnh hướng như thế nào đến traffic của website. Và A1 Analytics – công cụ làm báo cáo do A1 Digihub nghiên cứu và phát triển – chính là công cụ mà bạn đang tìm kiếm. Nó cho phép bạn có thể kéo các số liệu về hiệu suất Website từ Google Analytics một cách hoàn toàn tự động.

Sau khi kết nối các dữ liệu từ Website và Google Analytics, bạn đã có thế ngay lập tức quan sát được tình hình hoạt động, và hành vi của người dùng trên trang web của bạn ở trong 1 màn hình duy nhất.

Với Báo cáo về lưu lượng truy cập website trên Google Analytics, bạn sẽ có thể:

  • Cập nhật số liệu một cách hoàn toàn tự động
  • Tùy chỉnh các thiết kế và các chỉ số trên Dashboard tùy theo ý thích của bạn
  • Khả năng chia sẻ, lưu trữ và truy xuất ngay trên cùng 1 nền tảng duy nhất

Kết luận,

UTM (viết tắt cho Urchin tracking module), hay UTM code là một đoạn mã đơn giản được gắn vào các đường dẫn URL tùy chỉnh của bạn.

Thông số chính của UTM bao gồm: UTM_source, UTM_medium, UTM_campaign, UTM_content, UTM_term.

Một đường link gắn UTM có thể trả lời phần lớn câu hỏi quan trọng mà các digital marketers muốn biết:

  1. Lượt traffic này đến từ đâu?
  2. Làm cách nào bạn có được lượt traffic này?
  3. Tại sao bạn lại có được lượt traffic này?

Bạn nên sử dụng Campaign URL builder để tạo ra các UTM để đo lường cho các chiến dịch Marketing của mình.

Các cách sử dụng UTM tracking:

  • Biết được traffic của bạn đến từ đâu
  • Biết được người dùng bấm vào đường link nào trong các chiến dịch
  • Phân nhóm các traffic dựa trên các medium
  • Theo dõi hiệu suất mang lại traffic của các chiến dịch khác nhau

Bạn có thể theo dõi tác động của các chiến dịch Marketing đến Website bằng thư viện Dashboard dành riêng cho Google Analytics của A1 Digihub tại ĐÂY.

Mình là Đinh Thị Minh Thúy (ArianaDinh), hiện đang là Content Management & đảm nhiệm vị trí SEO của A1Digihub. Tất cả bài viết Blog được chúng mình biên soạn đều xoay quanh chủ đề 'phân tích số liệu trong Marketing'. Ngoài những kiến thức cơ bản thì Blog A1 cũng có chia sẻ các case thực tế đến từ CEO và các nhà quản lý đã ứng dụng Marketing Analytics như thế nào trong thời đại số. Thúy thay mặt team A1 cảm ơn bạn đọc đã luôn ủng hộ chúng mình & hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc thật nhiều.