tăng doanh số bán hàng

5 cách tăng doanh số bán hàng và các chiến lược thúc đẩy doanh thu cuối năm

Làm thế nào để tăng doanh số bán hàng vào cuối năm?

  • Sẽ có rất nhiều cách giúp bạn push sale cũng như xả hàng tồn kho. Nhưng với thời gian gấp rút cùng với việc phải thu hồi vốn thì việc lên những chiến lược khuyến mãi một cách kịp thời và hiệu quả sẽ giúp bạn xả hàng và tăng doanh số một cách nhanh chóng.
  • Dưới đây là một số cách và chiến lược thúc đẩy doanh số bán hàng do A1 biên soạn.

Chiến lược “thúc đẩy hành động” xuyên suốt

Cảm giác sợ bỏ lỡ chính là cảm giác vô cùng quen thuộc đối với tất cả mọi người, kể cả các khách hàng của bạn. Hãy sử dụng cảm giác đó cho các chiến lược khuyến mãi tăng doanh số cuối năm. Nó sẽ giúp khách hàng của bạn rút ngắn được khoảng thời gian do dự khi lựa chọn sản phẩm. 

Đưa ra các content bao gồm những cụm từ CTA tạo cảm giác gấp rút cho các chương trình khuyến mãi của bạn chính là một cách để áp dụng chiến lược này. Nó sẽ giúp các chương trình khuyến mãi của bạn trở nên giá trị hơn và kích thích khách hàng hành động.

Một số câu CTA mà bạn có thể tham khảo

  • Mua ngay
  • Giảm giá sẽ kết thúc vào ngày mai
  • Thời gian không còn nhiều nữa (thêm giới hạn về mặt thời gian một cách rõ ràng như còn 1 ngày duy nhất, chỉ trong hôm nay )
  • Sản phẩm này còn vài chiếc trong kho
  • Chỉ còn x sản phẩm
  • X ngàn người đã mua, chỉ còn x sản phẩm 
  • Xả hàng về quê ăn tết, thanh lý toàn bộ cửa hàng ,..

Bạn có thể tham khảo các chương trình giảm giá tương tự trên các sàn Thương Mại Điện Tử như Shopee, Tiki, Lazada. Đây cũng chính là cách tăng đơn hàng trên shopee mà các chủ shop dùng để gia tăng thêm tính cấp thiết – kêu gọi mua hàng gấp rút.

tăng doanh số

Chương trình khuyến mãi mua 1 tặng 1

Khuyến mãi “Mua một tặng một” chỉ là một ví dụ cụ thể cho loại hình tặng thêm khi khách hàng mua sản phẩm của bạn. Đây là một loại chiến lược tăng doanh số được các doanh nghiệp thường xuyên lựa chọn nhờ vào khả năng thu hút khách hàng hiệu quả.

Khi được áp dụng hợp lý, doanh nghiệp không chỉ bán được nhiều hàng hóa hơn, tăng nhận diện thương hiệu, mà còn có thể thanh lý được hàng tồn kho để có thể nhập thêm hàng mới.

Có một số ví dụ cho loại chiến lược này như sau:

  • Mua 1 tặng 1
  • Mua 1 tặng 2 hoặc 3 trở lên 
  • Mua 1 và tặng voucher giảm giá xx % khi mua sản phẩm x cao cấp hơn 
  • Mua Combo với giá rẻ hơn
  • Mua từ X cái trở lên sẽ được tặng X sản phẩm khác
  • Mua với ngân sách từ x triệu trở lên sẽ tặng voucher xx % trừ thẳng vào hóa đơn
  • Mua cho bạn và người bạn thích cũng sẽ được tặng tương tự sản phẩm bạn mua
cách tăng doanh số bán hàng

Thương hiệu đồng hồ Đăng Quang cũng đang sử dụng chiến lược này để thu hút thêm người mua vào dịp cuối năm. Đây được coi như cách nhãn hàng này tăng doanh số bán ra cũng như là chương trình để tri ân các khách hàng của họ.

Lưu ý từ A1: Bạn nên tính toán các chi phí như là: chi phí nhân công, chi phí đóng gói, chi phí mặt bằng, v.v thật kỹ để hạn chế tình trạng “càng bán càng lỗ”.

Chiến lược giảm giá chớp nhoáng (flash sale)

Với những dịp cuối năm như thế này, thì các chiến lược giảm giá chớp nhoáng tạo cảm giác cấp bách này lại càng hiệu quả.

Bạn cần phải thể hiện rõ ràng các thông tin về chương trình (thời gian, mặt hàng, v.v) về thông điệp và hình thức. Không chỉ mốc thời gian giới hạn, mà các slogan, CTA cũng cần được thể hiện rõ ràng qua các bài đăng, banner của doanh nghiệp.

Một số ví dụ cho chiến lược giảm giá chớp nhoáng:

  • Đặt khung thời gian cố định cho chương trình giảm giá và nơi mua hàng cụ thể, với số lượng giới hạn cho những ai đến sớm nhất ( ví dụ; đúng 19 giờ tối ngày dd/mm/yyyy , trên website: abc.com , số lượng chỉ 50 chiếc đầu tiên cho tất cả sản phẩm, đồng sale 60%)
  • Chương trình sale 50% cho tất cả sản phẩm trưng bày tại cửa hàng của XYZ, duy nhất ngày 1/1/2021 
  • 100 đôi giày giá 100,000 đồng sẽ xả kho vào tối nay, ngày mai trở lại giá gốc

Hãy thử sáng tạo những chương trình khuyến mãi mới lạ và thu hút của riêng bạn. Chương trình càng thu hút thì bạn càng được nhiều người quan tâm và để ý đến. 

cách tăng doanh số

Các chương trình flashsale cũng được shopee áp dụng như các chương trình thường nhật dành cho tất cả các cửa hàng trong sàn có thể đăng ký tham gia.

Cũng có nhiều thương hiệu khi mới ra mắt, hoặc mở thêm cơ sở mới cũng sử dụng chiến lược này để tăng nhận diện thương hiệu. Nó không chỉ giúp bạn bán được hàng mà còn là công cụ quảng bá vô cùng hiệu quả. 

chiến lược tăng doanh số

Chiến lược quà tặng hoặc mẫu miễn phí 

Bạn có thấy các chương trình tặng mẫu dùng thử miễn phí trong các siêu thị thường rất thu hút các đám đông không? Đó là vì con người rất thích những thứ gì miễn phí, dù là online hay offline.

“Quà tặng miễn phí khi mua hàng” sẽ thu hút các đám đông bắt đầu tìm hiểu và trải nghiệm  về sản phẩm, dịch vụ của bạn hơn là chỉ nhìn và biết về nó. Mặc dù tặng miễn phí cho khách hàng nhưng bạn cũng cần phải đầu tư và chất lượng và các tính năng của sản phẩm.

Không chỉ chất lượng mà bạn còn phải đầu tư thêm về số lượng các mẫu dùng thử của mình, để đảm bảo rằng trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm không bị gián đoạn.

Trải nghiệm với sản phẩm càng tốt thì họ càng có khả năng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn.

tăng doanh số bán hàng

Một số biến thể của chiến lược này như sau:

  • Cho thuê đồ nội thất như IKEA
  • Miễn phí nằm nệm 100 đêm như vua nệm
  • Nước hoa phiên bản tester
  • Miễn phí dùng vĩnh viễn tính năng abc của phần mềm
  • Du lịch 0đ

Tip từ A1: Hãy đầu tư thật tốt các sản phẩm dùng thử của bạn, dù cho đó là sản phẩm thực tế hay là các phần mềm, ứng dụng. 

Sau khi khách hàng dùng thử, bạn cũng có thể hỏi thêm họ về những trải nghiệm sau khi sử dụng, để có thể cải thiện các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn sau này.

Hợp tác với các Influencer

Một cách để tăng doanh số bán hàng khác chính là hợp tác với các influencer để quảng bá cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Có 3 loại influencers chính:

Social celebrities – Người nổi tiếng:

Đây thường là những người hoạt động trong giới giải trí, có thương hiệu cá nhân, đại diện cho lối sống riêng và có lượng fan siêu lớn (trên 1 triệu fans). 

Họ sẽ giúp thêm giá trị sản phẩm, dịch vụ thông qua độ phủ sóng và khả năng tác động đến tâm lý người dùng cũng như uy tín của bản thân.

Tuy nhiên, chi phí cho nhóm này khá cao, và chỉ phù hợp với những thương hiệu có ngân sách quảng bá lớn.

Macro influencers – Người ảnh hưởng lớn (vĩ mô): 

Họ có thể là những chuyên gia nổi bật trong một lĩnh vực nào đó, thường là những người tạo ra xu hướng mới, kích thích fan làm theo trào lưu và có từ 250.000 – 1 triệu fan. 

Mặc dù độ nổi tiếng không bằng top celebs nhưng macro influencer gần gũi với fan hơn và có khả năng thay đổi định kiến, ý kiến tiêu dùng cũng dễ hơn, mức độ tương thích và liên quan đến sản phẩm, dịch vụ cũng tương đối tốt. 

Các macro influencer là ý tưởng tuyệt vời để brand quảng bá sản phẩm đến một nhóm người cụ thể nhưng vẫn đảm bảo sản phẩm có thể được nhìn thấy rộng rãi.

Micro influencer – Người ảnh hưởng siêu nhỏ: 

Họ được xem là những người “bình thường” nhất trong các nhóm influencer. Họ có thể là người mẫu, photographer tự do, sinh viên múa… và có quan hệ thân thiết với fans. 

Thông thường, khán giả theo dõi những người ảnh hưởng siêu nhỏ này bởi vì họ thật sự có một mối quan hệ thật ngoài đời hoặc là chia sẻ một sự quan tâm đặc biệt về một chủ đề nào đó trong cuộc sống. Chia sẻ của họ cũng là trải nghiệm thật sự của 1 người tiêu dùng bình thường nên mức độ đáng tin rất cao.

Do lượng micro influencer rất nhiều trên mạng xã hội, nên chi phí cho nhóm này cũng vô cùng phù hợp đối với những thương hiệu nhỏ, ngân sách hạn chế.

Để chiến lược này hiệu quả thì bạn cần phải chắc chắn rằng các influencer mà bạn chọn sẽ phù hợp thương hiệu và mặt hàng mà bạn đang cung cấp, cũng như tệp những người hâm mộ họ có khả năng trở thành khách hàng của bạn hay không.

Bên cạnh đó, tùy vào mục tiêu chiến dịch và ngân sách của doanh nghiệp mà bạn có thể sử dụng 1 hoặc nhiều nhóm influencer khác nhau để mang lại hiệu quả cao nhất.

Tham gia các chương trình cùng sàn thương mại điện tử (TMDT)

Nếu bạn có các cửa hàng trên các sàn như Tiki, Lazada, Shopee thì việc hưởng ứng các chương trình khuyến mãi mà các sàn hay tổ chức cũng giúp doanh nghiệp bạn được nổi bật trong vô vàn gian hàng trên đây.

Tuy nhiên, khi tham gia chương trình, bạn nên tập trung vào một số sản phẩm mạnh nhất của cửa hàng và đầu tư thật nghiêm túc vào nó. Một số gợi ý để gia tăng tối đa chuyển đổi cho sản phẩm của bạn trên gian hàng TMĐT:

  • Thêm khung trang trí cho hình ảnh sản phẩm bám theo chương trình để hấp dẫn khách hàng từ cái nhìn đầu tiên
  • Đa dạng các góc độ của sản phẩm thông qua hình ảnh, video
  • Các hình chụp thực tế trên người, trong hoạt cảnh thực tế, dùng kèm với các vật dụng khác để tăng tính chân thực 
  • Đầu tư review của người nổi tiếng vào phần mô tả sản phẩm (nếu có thể)
  • Thêm mô tả về chi tiết nguồn gốc xuất xứ và thông tin người phân phối 
  • Mô tả rõ nội dung về mọi mặt kể cả hạn chế và lưu ý khi sử dụng

Việc đầu tư nội dung và hình ảnh, video chi tiết kèm theo chứng tỏ doanh nghiệp bạn rất nghiêm túc về sản phẩm bán ra đạt chuẩn chất lượng và thực sự quan tâm đến khách hàng nghĩ gì. 

Từ đó, khách hàng có niềm tin hơn và chọn mua sản phẩm của bạn dù giá có thể cao hơn các bên khác.   

tăng doanh số bán hàng bằng shopee

Các sàn thương mại điện tử như shopee cũng thường áp dụng các chương trình giúp hỗ trợ người bán có thể tăng doanh thu bán hàng hiệu quả hơn. Khi bạn tham gia vào các chương trình này, thì bạn không chỉ có cơ hội bán thêm được hàng hóa, mà còn có thể mở rộng được tệp khách hàng mục tiêu của mình.

Kết luận

Giai đoạn quý 4 là thời điểm bận rộn nhất đối với tất cả các doanh nghiệp. Chính vì thế mà chiến lược khuyến mãi giúp tăng doanh số mùa cuối năm là một điều quan trọng cần thiết, để giúp bạn không chỉ cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh, tối ưu lợi nhuận, mà còn là cơ hội tốt để bạn chuẩn bị cho năm kinh doanh mới đang đến gần.

Với mục tiêu đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình chuyển đổi số và ứng dụng dữ liệu để gia tăng trải nghiệm khách hàng, A1 xin giới thiệu dịch vụ tư vấn và triển khai hệ thống nền tảng dữ liệu khách hàng (Customer Data Platform, viết tắt là CDP) ANTSOMI CDP 365. Giải pháp này giúp doanh nghiệp thu thập, hợp nhất dữ liệu khách hàng từ nhiều nơi, cung cấp chân dung khách hàng 360 độ toàn diện, giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng và xây dựng trải nghiệm khách hàng tốt nhất, kích thích sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp.

Hãy để A1 giúp bạn hiểu rõ hơn về CDP qua buổi Tư vấn 1:1 nhé!

Với việc hoàn tất form đăng ký dưới đây, chúng tôi sẽ hiểu rõ hơn về bạn. Điều này sẽ làm tăng hiệu quả cho buổi tư vấn tới đây rất nhiều đó.​

Mình là Đinh Thị Minh Thúy (ArianaDinh), hiện đang là Content Management & đảm nhiệm vị trí SEO của A1Digihub. Tất cả bài viết Blog được chúng mình biên soạn đều xoay quanh chủ đề 'phân tích số liệu trong Marketing'. Ngoài những kiến thức cơ bản thì Blog A1 cũng có chia sẻ các case thực tế đến từ CEO và các nhà quản lý đã ứng dụng Marketing Analytics như thế nào trong thời đại số. Thúy thay mặt team A1 cảm ơn bạn đọc đã luôn ủng hộ chúng mình & hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc thật nhiều.