Attribution-Model

Bàn về Attribution Model

Một trong những bài toán khó nhất của Digital marketing / Ecommerce là xác định được kênh nào trực tiếp (và gián tiếp ) tạo ra chuyển đổi . Từ đó mới quyết định tăng giảm ngân sách, thay đổi mẫu quảng cáo để tối ưu hiệu quả.

Attribution Model sẽ không khó nếu bạn chỉ chạy đơn kênh. 

Ví dụ như :

  • Chạy ads vào page inbox, chốt đơn trực tiếp qua page. Sẽ biết ngay đơn tới từ mẫu quảng cáo nào
  • Chạy ads đổ về landing page và remarketing, chốt đơn qua telesale

Tuy vậy chạy đa kênh trên Attribution Model thì sao?

Google có Attribution trong Google Analytics . Facebook cũng có.

AI giúp đo lường các hành vi của customer journey từ đó chấm điểm cho từng kênh, và quyết định kênh nào là then chốt.

Google bảo là Data-driven Attribution là tương lai; tạm thời không có gì để phản bác.

Google hay Facebook cũng không sở hữu hết data của user.

Ví dụ: Khách xem video clip xong thích quá, lên web xem rồi ra cửa hàng mua. Đố biết vì do clip hay, website đẹp hay Sale khéo.

Nên hiện nay, đối với Smb hoặc Retail thì Attribution là một câu chuyện vẽ ra cho đẹp!

Bảng-đo-lường-hiệu-quả-website-quảng-cáo
Bảng đo lường hiệu quả website A1 Analytics

Xem thêm: Công cụ đo lường hiệu quả quảng cáo website

Theo quan điểm của anh Do Huu Hung

Khi một khách hàng đến ký hợp đồng, nhân viên nào ăn lương hiệu quả? Thường là sale! Thế không có backoffice, Marketing, tech … thì lấy gì ra khách hàng đó.

Nhưng đánh giá Attribution thế nào giữa các team! Nên khi nào mà các doanh nghiệp còn không đánh giá nổi trong nội bộ, thì attribution cũng chỉ là câu chuyện “bánh vẽ”. Vì bản chất cuối cùng, là chả có người nào có đủ data cả!

Anh Nguyễn Văn Vững thì có góc nhìn khác

Vấn đề này đã tồn tại từ lâu, nếu nói về công nghệ thì bản thân Facebook và Google đều dư sức để phát triển các nền tảng tracking theo hướng Attribution.

Nhưng nếu Google, Facebook thống kê theo hướng đó sẽ gây ra bất lợi cho chính các báo cáo của họ. Bởi vì không ai muốn kết quả ghi nhận của mình có bóng dáng của đối thủ.

Có những trường hợp 1 đơn hàng được tính làm 2 lần, cả 2 ông Facebook và Google đều ghi nhận đó là của mình.

Ví dụ: User click vào Google Ads (search/ GDN) nhưng không mua ngay lập tức, hôm sau user sang Facebook và bị quảng cáo bám đuổi rồi quay trở lại mua hàng.

Ở trường hợp này, Facebook ghi nhận đơn hàng là của mình và Google cũng đồng thời ghi nhận. Bởi thuật toán tính CPA mới của Googe Ads ghi nhận CPA cả trong trường hợp user đã thoát khỏi trang trong vòng X ngày nhưng sau đó vẫn có chuyển đổi (đã được xác nhận bởi đội ngũ Google).

Đứng trên góc độ clients

Nếu tracking và analytics theo hướng attribution thì rất tốt. Nhưng có kết quả rồi thì làm gì tiếp theo? Tôi nghĩ câu trả lời sẽ nằm ở mấy ông công nghệ về Ads Auto Optimization theo hướng Multi-channel.

chỉ-số-đo-lường-hiệu-quả-A1-Analytics
chỉ số đo lường hiệu quả A1 Analytics

Xem thêm:

Công cụ phân tích và báo cáo số liệu quảng cáo đa kênh

Ở một góc nhìn khác về Attribution nữa :

Attribution là dùng để phán đoán , kết hợp với sự thấu hiểu về khách hàng, vận hành và thị trường để quyết định việc đầu tư cho Sale& marketing. Chả có mô hình nào đúng tới 100% cả, nếu đúng hơn 50% thì cũng khá ok rồi. Không biết gì về attribution thì như đi giữa đêm tối mà không có đèn

Attribution cho ta biết được kênh Quảng cáo & Marketing nào đem về được nhiều người quan tâm, và tác động giữa các kênh đó ra sao. Nhưng để tăng trưởng số thì 50% thành công đến từ Sale & Cskh; việc này không ông Google hay Faceook nào làm được .

Hiểu cách thức mà các Paltform đang cố giải rồi biến hoá cho phù hợp với đặc thù kinh doanh mới đem lại kết quả.

Một vài note nhỏ :

  • Một số bạn vẫn đang chạy chuyển đổi landing page hoặc tin nhắn bán trăm đơn. Bí quyết nằm ở việc chọn đúng sản phẩm và tập khách để vít
  • Một số livestream hoặc seeding bán trăm đơn. Bí quyết nằm ở việc thấu hiểu Customer Journey Stages, và khả năng chốt sale siêu đỉnh.

Cảm ơn Tech & Data đã sinh ra những kĩ thuật vi diệu. Nhưng con người vẫn là trung tâm quyết định thành bại.

Grow Mastermind là buổi offline đều đặn diễn ra mỗi 8h30 sáng thứ 7 hằng tuần tại văn phòng A1 Digihub. Anh em quan tâm có thể trực tiếp inbox fanpage A1 Digihub để nhận nội dung tham khảo về hội kín này nhé.

Hoặc nhấn vào link: Tại đây ( Link đóng nhé, chỉ mở cho các anh em thật sự quan tâm) 

Bạn có thể quan tâm:

Giải mã tương lai của Customer Data Platforms