modern marketing

Modern Marketing là gì? Sức mạnh của Marketing hiện đại trong thời đại 4.0

Tại sao A1 chúng mình biên soạn bài này?

Như các bạn thấy, sự thật rằng có ba sự phát triển công nghệ lớn đã thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về tiếp thị: Internet, dữ liệu lớn và điện thoại thông minh. Bây giờ là bot trò chuyện và trí tuệ nhân tạo (AI). Theo trích dẫn của Forbes gần đây: “Dù xu hướng công nghệ cao mới nhất là gì, cốt truyện cơ bản luôn giống nhau. Nếu bạn không nắm vững nền tảng, phương pháp, công nghệ hoặc hệ thống mới nhất, bạn và công ty của bạn sẽ bị lỗi thời, phá sản , và tuyệt vọng.

Để có thể thành công trong kỉ nguyên kỉ thuật số, các nhà Marketers không chỉ cần phải áp dụng những phương pháp hiện đại mới, mà bỏ qua những phương pháp tiếp cận cũ. Song hành với việc sử dụng những cách tiếp cận khách hàng mới, bạn cũng cần phải điều chỉnh và nâng cấp các phương pháp tiếp cận cổ điển để mang lại hiệu quả cao nhất cho các chiến dịch Marketing.

Các công nghệ mới không chỉ làm ảnh hưởng đến các hoạt động quản lý, mà còn là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực Marketing.

Trong thời điểm hiện tại, công nghệ đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi hoạt động và cách làm việc của các tổ chức, từ thiết kế, lập kế hoạch, thực hiện đến việc đo lường các hoạt động Marketing. Và công nghệ, nhờ vào bản chất liên tục đổi mới và phát triển nhanh chóng, đã dẫn đầu trong các xu hướng chuyển đổi của Marketing, và trở thành mô hình cho các hoạt động modern marketing kỹ thuật số.

Sự thay đổi trong việc tiếp thị các sản phẩm công nghệ đã trở nên vô cùng quan trọng không chỉ với những nhà Marketers muốn trau dồi các kỹ năng của mình, mà còn với những nhà marketers muốn tiếp thu thêm các kỹ năng và các hoạt động mới.

Ở bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp nên một bộ các nguyên tắc dành cho cả các phương pháp tiếp cận truyền thống và hiện đại trong ngành Marketing, cùng với các ví dụ thực tế từ những người tiên phong trong lĩnh vực này như Adobe, Fitbit, Intel.

Modern Marketing là gì?

Theo Vermilion Pinstripes, Modern Marketing là khả năng thiết lập, xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng của bạn dưới sự tiếp xúc của con người bằng cách khai thác công nghệ. Tiếp thị hiện đại làm cho các chiến lược của bạn hiệu quả hơn và có thể định lượng được vì nó có thể cung cấp các điểm tiếp xúc phù hợp với khách hàng – giống như thể một người quản lý quan hệ đang trực tiếp xử lý công việc kinh doanh của họ.

Marketing hiện đại là sự phối hợp linh hoạt giữa hoạt động bán hàng, tiếp thị và truyền thông và tận dụng sự sáng tạo và công nghệ để xây dựng trải nghiệm thương hiệu đáng nhớ mà khách hàng yêu thích

Sức mạnh của Marketing hiện đại (Modern marketing)

✓ tùy chỉnh và cá nhân hóa các tương tác của thương hiệu với khách hàng
✓ bán mà như không bán
✓ đo lường hiệu quả tiếp thị

10 nguyên tắc cốt lõi cần nắm khi vận dụng Modern Marketing

#1 Công nghệ chỉ là bước đầu tiên

Công nghệ đã thay đổi tất cả mọi thứ. Về cơ bản, nó giúp doanh nghiệp đưa ra các phương pháp mới, giúp tạo nên trải nghiệm khách hàng mới, phương tiện mới để kết nối với các khách hàng và những thành phần khác nhau trong tổ chức. Nó cũng cung cấp hàng tỷ các điểm dữ liệu để hiểu về hành vi, cũng như độ ảnh hưởng của các chương trình và các hoạt động Marketing đế khách hàng.

Tuy nhiên, kể cả với tất cả các quy trình đó, chúng ta vẫn chỉ có thể nhìn thấy được phần nổi của những gì mà công nghệ sẽ và đang ảnh hưởng đến tương lai của ngành Marketing. Và để có thể nhận thấy được hết các tiềm năng của công nghệ, chúng ta cần sự chuyển đổi tuyệt đối, giữa con người, quy trình và các công nghệ. Chỉ khi nào nhận ra được cả ba lực lượng này, thì các nhà Marketers trong ngành Modern Marketing mới có thể gặt hái được đầy đủ những lợi ích mà công nghệ mang lại trong việc chuyển đổi Marketing.

People, Technology and Processes, vận dụng modern marketing

Công nghệ chính là yếu tố quan trọng đối với sự thành công trong kinh doanh đối với hầu như tất cả các tổ chức ngày nay, đặc biệt là đối với những người kinh doanh công nghệ Marketing. Để có thể phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới này, các nhà tiếp thị bắt buộc phải nắm bắt nhanh nhất các phát triển mới trong công nghệ, cũng như thử nghiệm và áp dụng hiệu quả những tiến bộ mới phù hợp với doanh nghiệp của mình, trước khi họ mất đi các lợi thế cạnh tranh.

Về phần con người, các nhà Marketer thế hệ mới cần phải có nhiều phẩm chất như tính tò mò, khả năng linh hoạt, sự nhanh nhạy, dám sẵn sàng trở thành tác nhân góp phần vào sự thay đổi trong lĩnh vực modern Marketing. Và đặc biệt đối với ngành Marketing thì kiến thức không bao giờ là đủ, các nhà Marketers cầ phải phát triển thêm nhiều kỹ năng mới. Các tổ chức Marketing cũng cần những nhân viên có đa dạng các kỹ năng khác nhau và có chuyên môn cụ thể ở một lĩnh vực chính. Và các nhà quản lý nên đảm bảo rằng đội của họ có những thành viên có đồng thời cả khả năng sáng tạo và khả năng phân tích, cũng như những người có thể thực hiện những vai trò mới trong đội (phát triển web, phân tích dữ liệu, thương mại điện tử).

Lấy ví dụ từ Adobe, họ luôn khuyến khích các nhân viên phát triển kỹ năng theo nhiều cách khác nhau, bao gồm việc luân chuyển công việc với các vai trò mới vài năm một lần, tổ chức các chương trình đào tạo và học tập nội bộ, các buổi Q và A nội bộ với khách hàng, để từ đó các nhân viên có thể trau dồi kỹ năng, cũng như có thêm các quan điểm bên ngoài.

Các quy trình trong các tổ chức công nghệ cũng cần phải thay đổi. Ngày nay, quá trình quyết định của khách hàng ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng hơn. Khi hành trình của khách hàng ngày càng trở nên không rõ ràng, các tổ chức phải thay đổi ngay lập tức để phù hợp với sự thay đổi này.

Why Mapping Customer Journey Is Crucial - 10 Steps You Should Follow |  CommBox (BumpYard)

Để phản ứng với một thị trường ngày càng phức tạp, các cơ cấu tổ chức cần phải được định hình lại, các nhiệm vụ cần phải được chia nhỏ ra và các mối quan hệ giữa các chức năng cũng cần phải được thiết lập, để hoạt động Marketing có thể diễn ra trơn tru nhất giữa các nhóm khác nhau trong tổ chức (CNTT, tài chính, bán hàng và quản lý sản phẩm).

Nếu như bạn đang gặp các vấn đề

  • Bán hàng đa kênh nên phải sử dụng quá nhiều công cụ khác nhau khi cần xem báo cáo như Google Sheet, CRM các nền tảng quảng cáo Facebook Ads, Google Ads, Google Analytics
  • Số liệu marketing cho đến bán hàng, vận đơn bị phân mảnh, nằm trên nhiều nền tảng khác nhau nên không có sự liên kết, muốn xem cần mất nhiều công sức & thời gian.
  • Thiếu các góc nhìn đa chiều để giúp đo lường hiệu quả thật sự của các hoạt động marketing, sales, chăm sóc khách hàng.
  • Khó khăn khi cần được tư vấn cách thức vận hành, cách lưu trữ số liệu phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

Để giải quyết được những vấn đề trên 1 cách toàn diện và triệt để, doanh nghiệp cần 1 hệ thống báo cáo có khả năng cung cấp đủ các góc nhìn chuyên sâu về toàn bộ hoạt động doanh nghiệp, tổng hợp tất cả số liệu về một nơi và cập nhập số liệu liên tục để giúp bạn đánh giá được hoạt động kinh doanh và đưa ra quyết định kịp thời. Hơn hết, hệ thống báo cáo do đội ngũ chuyên gia A1 xây dựng sẽ giải đáp những bài toán doanh nghiệp mà bấy lâu nay anh/chị đang thắc mắc như:
–❓– Tỷ trọng Doanh số, doanh thu, thực thu theo chi nhánh, đại lý, kênh bán, theo sản phẩm?
–❓– Số đơn hàng đó đến từ đâu? Facebook Ads hay Google Ads, trên Shopee hay Tiki?
–❓– Chi phí quảng cáo theo từng kênh, chiến dịch, sản phẩm
–❓–Hiệu quả hoạt động của nhân viên bán hàng, tư vấn
ĐỪNG BỎ LỠ BUỔI TƯ VẤN MIỄN PHÍ NHÉ

HỆ THỐNG BÁO CÁO CHUYÊN SÂU


ĐÁNH GIÁ CHÍNH XÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


Và với tất cả những thay đổi này, bắt buộc các tổ chức công nghệ cũng phải vận hành khác biệt hơn. Họ cần phải học cách trở nên nhanh nhạy, dám chịu rủi ro, và học hỏi kinh nghiệm từ các lần thất bại. Họ cũng cần phải học cách tận dụng các nguồn dữ liệu khổng lồ từ các công việc như thử nghiệm, tối ưu và vận hành.

#2 Trải nghiệm là phương pháp mới giúp xây dựng thương hiệu

Với phương pháp Marketing truyền thống, quy trình ra quyết định của khách hàng và quy trình bán hàng của sản phẩm vẫn còn rất đơn giản. Nó chỉ bao gồm việc khách hàng đến nơi công ty bán sản phẩm, đi qua phễu marketing và đưa ra các lựa chọn để trở thành một khách hàng trung thành. Ngày nay, tất cả các điểm chạm của khách hàng xung quanh môi trường online và offline – một dòng tweet, quá trình tải xuống sản phẩm, mua hàng tại cửa hàng, mục đích xã hội của công ty, hành vi của các giám đốc điều hành , và văn hóa doanh nghiệp – đều có thể hình thành những trải nghiệm xác định thương hiệu cho khách hàng.

sử dụng A1 Analytics

Các nhà Marketer sẽ tham gia vào điểm giao thoa trong tất cả các trải nghiệm khách hàng này và nắm giữ một vai trò quan trọng để giúp định hướng tương lai cho thương hiệu. Họ cần phải tạo ra những trải nghiệm toàn diện, sống động cho khách hàng, để qua đó xây dựng mối quan hệ bền chặt với công ty và thương hiệu. Trải nghiệm chính là chiến trường cạnh tranh mới và là phương tiện để tạo ra sự khác biệt mạnh mẽ của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.

Đối với các công ty công nghệ, bên cạnh việc tạo ra một sản phẩm dễ sử dụng nhất có thể, họ còn cần phải đưa ra các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng như thiết lập và sử dụng sản phẩm. Không chỉ vậy, họ còn cần phải có các nguồn tài nguyên hướng dẫn cũng như các kênh xã hội và website mang lại thông tin và giá trị cho khách hàng.

Adobe luôn nỗ lực hướng dẫn các khách hàng cách sử dụng sản phẩm, giải quyết các vấn đề có thể xảy ra một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, thông qua Youtube, Adobe.com, qua các kênh điện tử khác nhau.

#3 Xuất hiện một loại quan hệ khách hàng mới

Để tạo nên một mối quan hệ khách hàng vững chắc, các nhà marketers cần phải hiểu cách khách hàng suy nghĩ và cảm nhận, không chỉ về sản phẩm và dịch vụ, mà còn về lý do cũng như cách mà họ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu bạn. Để làm được điều đó, chúng ta cần có các thông tin chi tiết nhất về động lực và hành vi của khách hàng – về nỗi đau và những mục tiêu mà họ muốn đạt được.

Mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp phát triển từ mối quan hệ môt chiều, xen kẽ đã trở thành mối quan hệ đồng hành, cộng sinh và hòa nhập. Khách hàng sở hữu thương hiệu ở nhiều khía cạnh cũng giống như các nhà Marketers. Và trách nhiệm của các nhà Marketers là biến khách hàng trở thành một phần không thể thiếu trong việc xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, các nhà Marketer không nhất thiết phải luôn làm theo ý khách hàng, nhưng nếu không, họ vẫn cần phải giải thích cho khách hàng lý do tại sao họ không làm như vậy.

Design for Delight - modern marketing

Là người tiên phong trong lĩnh vực tiếp thị công nghệ lấy khách hàng làm trung tâm, Intuit đã áp dụng niềm tin mạnh mẽ vào sự đồng cảm của khách hàng và nguyên tắc thiết kế Design for Delight (D4D), để tạo ra trải nghiệm người dùng thú vị hơn trên toàn bộ danh mục sản phẩm của mình. Đáng chú ý, phần mềm khai thuế TurboTax của Intuit đã trở thành người dẫn đầu thị trường, bằng cách biến công việc khai thuế buồn tẻ trở nên thú vị hơn thông qua ứng dụng của mình. Dựa trên những hiểu biết sâu sắc về khách hàng, TurboTax được thiết kế để thân thiện, cá nhân và dễ sử dụng trên nhiều nền tảng, nhằm tạo ra các trải nghiệm tích cực cho khách hàng trong việc khai thuế và tối đa hóa việc hoàn thuế.

#4 Kết nối với khách hàng online và offline

Trong các ngành công nghê, khi bán các sản phẩm mang tính phức tạp, các công ty cần phải hướng khách hàng đến thành công khi sử dụng sản phẩm của bạn. Lượng thông tin khổng lồ trong hiện tại giúp các công ty có thể hiểu được khách hàng của mình và phục vụ họ ở mọi điểm chạm có thể, nhưng đồng thời, các công ty cũng cần phải trực tiếp tiếp xúc với các khách hàng của mình. Bởi vì không một trang dashboard nào có thể cung cấp được được nhiều các thông tin chi tiết bằng một buổi trò chuyện thực sự với các khách hàng của công ty. Các buổi trò chuyện trực tiếp, cùng với các phương pháp định tính như nhóm tập trung và nghiên cứu khách hàng chính là phương pháp giúp thu được nhiều thông tin về khách hàng nhiều nhất mà không phương pháp công nghệ hiện tại nào có thể so sánh được.

#5 Tạo ra giá trị, giao tiếp với khách hàng và các hoạt động phân phối vẫn đóng vai trò quan trọng

Khách hàng khó có thể nhận thức được các giá trị nhận được từ sản phẩm – đặc biệt là với các sản phẩm công nghệ phức tạp. Về cơ bản, giá trị nhận được bao gồm tất cả lợi ích khác nhau mà khách hàng thu được từ việc mua và sử dụng một sản phẩm, cũng như các chi phí mà họ tiết kiệm được.

Đây không chỉ là lợi ích và chi phí tài chính mà còn cả về mặt tâm lý, xã hội, tình cảm và các loại lợi ích và chi phí khác. Bạn cũng cần phải lưu ý rằng việc tạo ra giá trị cần thiết nhưng chưa đủ để tiếp thị thành công một sản phẩm hoặc một dich vụ nào đó. Các giá trị này cần phải được truyền đạt và phân phối một cách hiệu quả để tiếp thị thành công một sản phẩm.

Khi quảng bá một sản phẩm, các nhà marketers cần phải tìm ra cách để miêu tả các chức năng, hiệu suất, kết quả – kể cả chi phí tiết kiệm được của sản phẩm một cách đơn giản nhất, để khách hàng có thể hiểu và bị thu hút bởi sản phẩm đó..

Sơ Đồ Trang Web | Intel.com

Ví dụ, một trong những chìa khóa thành công của của Intel khi ra mắt Intel Inside là họ đã sử dụng phép ẩn dụ ví bộ vi xử lý như là bộ não của máy tính. Ngay cả khi các khách hàng tiềm năng không biết bộ vi xử lý thực sự là gì, họ vẫn có thể đánh giá cao tầm quan trọng cơ bản của việc sở hữu những bộ não thông minh nhất cho máy tính của họ.

#6 Dữ liệu và thử nghiệm là tương lai mới của Modern Marketing

Để trở thành một nhà Marketer công nghệ tuyệt vời trong kỷ nguyên kỹ thuật số như hiện nay, bạn cần phải đề cao việc thử nghiệm trong việc xây dựng văn hóa của tổ chức. Các nhà Marketers trong thời đại Modern marketing nên có khả năng thử nghiệm liên tục, cũng như học hỏi và phản ứng nhanh nhạy.

Adobe đã thực hiện điều này theo nhiều cách:

  • Từ góc độ sản phẩm, Adobe thực hiện thử nghiệm beta tích cực với khách hàng của mình; phát hành phiên bản phần mềm của mình vào thị trường và tích cực tương tác với khách hàng của họ trong giai đoạn beta để thu thập phản hồi, thêm chức năng mới và định hình lộ trình sản phẩm.
  • Từ khía cạnh Marketing mix, Adobe áp dụng mô hình kinh tế lượng hiện đại, cũng như mô hình phân bổ theo thời gian thực, để kiểm tra, dự đoán và cuối cùng xác thực các cấp độ phù hợp và kết hợp các khoản đầu tư truyền thông vào việc tiếp thị sản phẩm.
  • Từ góc độ Marketing, Adobe sử dụng dữ liệu để xây dựng các mô hình phân đoạn chính xác hơn, dựa trên các yếu tố như: loại nội dung mà khách hàng tạo và tương tác nhiều nhất; cũng như các giai đoạn của họ trong hành trình của khách hàng, để mang lại trải nghiệm phù hợp và cá nhân hóa hơn cho khách hàng của mình.\

Adobe không phải là người duy nhất sử dụng phân tích dữ iệu để định hướng việc thử nghiệm Marketing. Amazon, Capital One, Netflix, và Pandora cũng vô cùng nổi tiếng với việc chạy hàng ngàn các thử nghiệm để tối ưu các nỗ lực Marketing của họ. Để có thể thành công trong việc ứng dụng những thông tin này vào việc tăng trải nghiệm khách hàng, còn cần phải làm việc giữa các phòng ban trong doanh nghiệp đê tích hợp dữ liệu và xây dựng các mô hình dữ liệu thức và các bảng dashboard dành cho việc ra quyết định. Điều này cần phải kết hợp các nguồn marketing khác nhau như dữ liệu hành vi (PR, dữ liệu web, và hiệu suất truyền thông) và nguồn từ các khu vực khác như (bán hàng, CRM, quy trình sản xuất và tài chính).

#7 Sáng tạo vẫn giữ vai trò chủ lực

Bên cạnh tất cả thay đổi về sự chuyển đổi của công nghệ mà đã tạo ra một môi trường Modern Marketing hướng về dữ liệu cho các marketers, sự sáng tạo vẫn là một phần không thể thiếu trong lĩnh vực này. Việc tạo ra các liên kết cảm xúc với kahsch hàng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu đến các khách hàng.

Trong quá khứ các khái niệm “sáng tạo” và “dữ liệu” có thể đối đầu với nhau. Nhưng trong thời điểm hiện tại, các dữ liệu chỉ số có thể giúp đưa ra được mức độ hiệu quả của sự sáng tạo và cách nó ảnh hưởng đến các khách hàng và doanh nghiệp. Sáng tạo có thể lấy cảm hứng từ dữ liệu và các sản phẩm sáng tạo có thể phát triển hơn khi áp dụng nó với các nguồn dữ liệu từ thị trường.

Sự sáng tao không cần phải chỉ đến từ bên trong công ty. Các thương hiệu nổi tiếng nhất hiện nay được tạo nên bởi các cộng động khách hàng và đối tác của công ty và ngược lại. Việc đồng sáng tạo dù ở hình thức nào đều giúp đẩy nhanh các quá trình sáng tạo – dù là trực tiếp từ khách hàng hay đồng hợp tác với những đối tác có tầm nhìn tương tự, đều sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Create your own edit of Imagine Dragons' next video with Adobe's “Make The  Cut” competition - Alternative Press

Sự hợp tác giữa Adobe và Imagine Dragon đã gây tiếng vang lớn và thu hút được nhiều sự chú ý của truyền thông.

#8 Hợp tác là chìa khóa thúc đẩy thành công

Hợp tác – liên minh bên ngoài hoặc liên doanh với bên thứ ba – cũng có thể là phương pháp tối ưu giúp mang lại giá trị cho một thương hiệu công nghệ. Hoạt động kinh doanh doanh nghiệp của Adobe sẽ không thể mở rộng quy mô, nếu như không có hệ sinh thái đối tác rộng lớn. Hệ sinh thái của Adobe góp phần giúp khách hàng triển khai và nhận ra giá trị cao nhất từ ​​các giải pháp doanh nghiệp phức tạp, thông qua việc tích hợp sản phẩm, đào tạo, tư vấn, v.v.

Một trong những quan hệ đối tác doanh nghiệp lớn nhất của Adobe là với Microsoft, điều mà đã giúp tập hợp công nghệ bổ sung, phân khúc các khách hàng và chiến lược tiếp cận thị trường, để từ đó đạt được quy mô thị trường lớn hơn. Thông qua mối liên kết này, khách hàng có thể truy cập vào các giải pháp công nghệ, đội ngũ và chuyên môn tích hợp, cho phép họ cung cấp các trải nghiệm liên tục, an toàn, phù hợp cho khách hàng. Và hai công ty đều được hưởng lợi từ mối quan hệ hợp tác này.

Bản cập nhật cho Adobe Document Cloud đưa các dịch vụ PDF tích hợp vào  Office 365 - Microsoft 365 Blog

#9 Xây dựng các mục tiêu cao cả hơn

Các khách hàng lúc nào cũng muốn các công ty mà họ hợp tác với có thể đóng góp một phần gì đó cho xã hội. Kể từ thời điểm sơ khai, các nhà sáng lập của Adobe đã đóng góp một khoản lớn cho các hoạt động liên quan đến nhiệm vụ cốt lõi của họ. Điều này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các ảnh hưởng xã hội đến công ty đến tận ngày hôm nay. Ngoài những nỗ lực về các công việc lập trình phối hợp, nhằm thúc đẩy các thành phần như tính bền vững, tính đa dạng và sự hòa nhập trong tổ chức, Adobe còn nhận ra sự tác động tích cực mà các sản phẩm của họ có thể tạo ra trên toàn thế giới.

Mục tiêu của thương hiệu có thể tạo động lực cho sự tham gia của nhân viên trong nội bộ, cũng như là cầu nối cho các chương trình tiếp thị bên ngoài, từ đó giúp gia tăng các kết nối với khách hàng. Mục tiêu này cũng có thể là một yếu tố chính trong việc tuyển dụng nhân tài cho doanh nghiệp. Đặc biệt, các tổ chức tốt nhất đều có tinh thần và mục đích thương hiệu riêng mà họ quyết liệt bảo vệ, nuôi dưỡng mỗi ngày.

#10 Hoạt động lãnh đạo trong các công việc Marketing đã thay đổi

Và cuối cùng, bản thân các hoạt động lãnh đạo cũng phải thay đổi. Và các Giám đốc Marketing tương lai cũng cần phải là giám đốc khách hàng, giám đốc trải nghiệm và cả giám đốc tăng trưởng. CMO hiện đại của một tổ chức sản phẩm công nghệ nên sở hữu, định hình và dẫn dắt tất cả các vai trò này:

  • Hãy trở thành giám đốc khách hàng: trở thành người hiểu và định hướng cho khách hàng. Không một nhân viên nào có thể có quyền hạn như một CMO thực thụ.
  • Hãy trở thành giám đốc trải nghiệm: Tạo ra những trải nghiệm có ý nghĩa, giúp thúc đẩy mối quan hệ khách hàng lâu dài.
  • Hãy trở thành giám đốc tăng trưởng: Thúc đẩy kinh doanh bằng cách kết hợp thiết kế và trí tuệ theo cách mà chỉ các nhà Marketing mới có thể làm được.

Kết luận

CMO cần phải nhấn mạnh trách nhiệm giải trình trong toàn bộ tổ chức Marketing. Các nhà Marketers cần phải sẵn sàng đào sâu các con số để đưa ra cơ sở lý luận và hỗ trợ thích hợp cho các quyết định Marketing của họ. Đồng thời, họ cũng cần phải chấp nhận rủi ro với sự chuẩn bị tính toán đầy đủ. Thực tế là, trong môi trường tiếp thị đầy thách thức ngày nay, việc không chấp nhận các rủi ro chính là rủi ro lớn nhất.

Ngành Marketing đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây, do sự chuyển dịch sang công nghệ và phương pháp tiếp cận theo hướng dữ liệu. Không chỉ trong việc tiếp thị các sản phẩm công nghệ, mà còn với các sản phẩm của tất cả các ngành trên thị trường. Tuy nhiên, Marketing công nghệ tiếp tục là động lực thay đổi cho các hoạt động lớn hơn.Các nhà Marketing nên nhìn vào nỗ lực của các công ty như Adobe, Fitbit, Intel, Intuit, Red Hat, Spotify và những công ty khác đã trở thành những nhà tiên phong thành công cho các thay đổi này. Không chỉ cần phải cập nhật những tiến bộ mới, chúng ta vẫn cần tuân theo các nguyên tắc Marketing cơ bản, nhưng thường là ở các phiên bản cập nhật hoặc sửa đổi. Để có thể tiếp thị thành công cho các tổ chức trong thế kỷ 21, doanh nghiệp cũng như các nhà Marketers cần phải áp dụng không chỉ các phương pháp hiện đại mới tốt nhất, mà còn phải xem xét lại và cải tiến các phương pháp tiếp cận cổ điển.

A1 Analytics – công cụ trực quan hóa các dữ liệu thành các báo cáo, hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược theo định hướng dữ liệu Data driven hoàn toàn miễn phí. Đăng ký và trải nghiệm ngay!

Dang ky A1 Analytics