Recap workshop: SMEs ngành FnB: Sống tốt và bền vững trong Kỷ nguyên số

Sáng thứ bảy ngày 11/01/2020, Buổi chia sẻ SMEs ngành FnB: Sống tốt & Bền vững trong Kỷ nguyên số diễn ra với hơn 30 khách dự là những anh chị kinh doanh nhà hàng, cà phê nhỏ hoặc là đơn vị cung cấp dịch vụ cho ngành này.

Chương trình với 02 nội dung:

  1. Xây dựng hành trình khách hàng (Customer Journey)
  2. Case Study tăng trưởng từ Vua Bánh Mì thông qua xây dựng văn hóa “A Place to live”.

Customer Journey ngành F&B trong kỷ nguyên số

Lê Kim Hạnh (Kỳ Kỳ) – Marketing Manager at Solazu/ Former Marketing Manager at Laha Caphe

Customer Journey hiểu đơn giản là hành trình trải nghiệm xuyên suốt của khách hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Hành trình này gồm các bước như sau: 

  • Nhận biết về sản phẩm dịch vụ như việc được bạn bè giới thiệu, thấy cửa hàng hoặc nhìn thấy thông tin trên các phương tiện truyền thông
  • Tìm hiểu: chủ động tìm kiếm thông tin liên quan hoặc nhận được các quảng cáo remind 
  • Ra quyết định: Chọn sử dụng hoặc không. Nếu sử dụng sẽ đi đến quán trải nghiệm hoặc lựa chọn những App giao hàng có nhiều khuyến mãi để thưởng thức
  • Thưởng thức: Thưởng thức cùng bạn bè hoặc cùng với gia đình
  • Quay lại & trung thành: khách có thể quay trở lại thưởng thức thêm nhiều món khác và có thể trở thành khách hàng trung thành.

Ở mỗi hành trình sẽ có mỗi điểm chạm giữa khách với thương hiệu. Hiểu rõ và tối ưu các điểm chạm giúp thương hiệu có thể kết hợp với nguồn lực nội tại và mục tiêu tương lai để ra quyết định phù hợp

Trong hành trình tạo điểm chạm với khách hàng thì chất lượng sản phẩm mới chính là giá trị cốt lõi. Trong phần chia sẻ của mình, chị Kỳ Kỳ (Kim Hạnh) đã cùng với khách dự tham khảo và nghiên cứu Case Study của Burger Chía Núi. Theo đó, việc sử dụng micro KOL cùng với những miếng burger mềm ngon, thịt tươi và chất lượng nên cửa hàng Burger Chía Núi luôn đông khách và mở rộng 03 cửa hàng tại khu vực quận 5, Tp. Hồ Chí Minh. 

Kết thúc phần chia sẻ của mình, Chị Kỳ Kỳ đặt câu hỏi  “Ai cũng biết: 1 khách hàng cũ bằng 4 khách hàng mới, nhưng áp dụng sao?” và giới thiệu một bài học tăng trưởng mà chị Kỳ Kỳ có tham khảo là từ anh Âu Tuấn Long – CEO/Founder Vua Bánh Mì.

Tăng trưởng từ câu chuyện văn hóa doanh nghiệp “A Place To Live”

Anh Âu Tuấn Long - CEOFounder Vua Bánh Mì

Theo anh Long chia sẻ nâng tầm món ăn bình dân quen thuộc của người Việt từ những quán lề đường lên nhà hàng. Đây dự án Vua Bánh Mì được ấp ủ hơn 1 năm bởi 13 thành viên tràn đầy nhiệt huyết với cùng một ý tưởng và niềm tin cùng nhau kết nối để mang đến những ổ bánh mì nóng giòn, thơm ngon, dinh dưỡng và hợp vệ sinh với giá cả phải chăng đến tất cả mọi người, mọi hoàn cảnh. Cùng nhau chung tay sẻ chia và lan toả tình yêu thương, sự tử tế đến những người xung quanh và xem đó là nhiệm vụ mỗi ngày của từng thành viên chính là sứ mệnh mà 13 thành viên muốn mang theo khi xây dựng nên thương hiệu Vua Bánh Mì.

Anh Long bắt đầu Vua Bánh Mì với triết lý xây dựng văn hóa doanh nghiệp “A Place To Live”. Theo anh Long, để là “A PLACE TO LIVE”, tại Vua Bánh Mì anh đã xây dựng những giá trị sau:

  1. Học làm người: luôn trao và chia sẻ với các bạn từ cấp nhân viên đến quản lý một văn hóa ứng xử văn minh và hơn hết là sự chân thành
  2. Học làm việc: trao nghề cho những bạn muốn phát triển trong ngành F&B. Dạy các bạn nghiêm túc và tỷ mẫn để các bạn sẵn sàng có thể ra mở 1 tiệm bánh mì tương tự.
  3. Ươm mầm tương lai: luôn trao những cơ hội mới cho tất cả các bạn trẻ và hướng dẫn cho bạn biết bạn muốn gì.
  4. Sống có trách nhiệm với xã hội & cộng đồng: biết chia sẻ với cộng đồng qua những hoạt động thiện nguyện.

Đó là những giá trị đơn giản nhưng điều này phải xây nên từ giá trị hơn hết là ‘CHÂN THÀNH”. Chính vì lẽ đó, Vua Bánh Mì tạo nên 1 đội ngũ nhân sự trẻ 9X yêu những công việc mình làm và làm được những việc mình yêu. Từ những nhân sự hết mình vì công việc, các nhân viên tại Vua Bánh Mì luôn sẵn sàng làm việc từ nhân viên làm bánh, giao nhận & dọn vệ sinh. Các bạn luôn phục vụ khách hàng tốt nhất thông từ việc quan sát và chăm chút những hành động nhỏ nhặt. 

Bên cạnh đó, Anh áp dụng công nghệ IoT từ khi bắt đầu và quản trị bằng việc dùng số, đọc số ra quyết định.

Anh xây dựng nền tảng đặt hàng qua Tổng đài, Website và Ứng dụng (App). Từ những nền tảng của mình, anh chia sẻ câu chuyện Kiếm khách & Giữ khách thông qua số liệu:

Câu chuyện Kiếm Khách 

Vua Bánh Mì xây dựng bản đồ cư dân để qua đó có thể phân tích:

  • Số lượng hộ dân xung quanh
  • Tần suất lưu lượng giao thông

Qua đó ra được kế hoạch marketing tiếp cận khách hàng cũng nhưng chi phí rủi ro cho những đơn giao hàng tận nơi. Đồng thời, phân tích mật độ vị trí đặt hàng và vị trí không đặt hàng và tìm ra nguyên nhân tiếp cận.

Anh có hệ thống lưu giữ thông tin khách hàng và phân ra từng tệp

  • Những khách mua trên 6 lần là khách hàng thân thiết và sẽ được phân ra từng tệp theo vị, thói quen để khách cảm thấy sự thân thuộc khi quay lại những lần sau
  • Những khách hàng mua dưới 6 lần, nhân viên sẽ liên hệ tìm hiểu lý do vì sao không hài lòng và điều chỉnh cho phù hợp.

Với những dữ liệu phân tích của mình, Vua Bánh Mình đã tăng trưởng doanh thu dòng sản phẩm Bánh Mì Chay lên 100%  sau khi phân tích hành vi khách hàng về mùa (mùa chay, ngày chay) về món (nấm, tàu hủ), theo dõi độ hài lòng của khách hàng…

Với những dữ liệu phân tích của mình, Vua Bánh Mình đã tăng trưởng doanh thu dòng sản phẩm Bánh Mì Chay lên 100%  sau khi phân tích hành vi khách hàng về mùa (mùa chay, ngày chay) về món (nấm, tàu hủ), theo dõi độ hài lòng của khách hàng…

Ngoài ra, với hệ thống của mình, anh còn giúp tối ưu nguồn nguyên vật liệu vừa canh giữ được nguyên vật liệu tươi ngon mà đảm bảo vừa đủ cho các store.

Với Topic về ngành F&B thu hút sự quan tâm của các khách dự, kết thúc buổi Talk là sự hứa hẹn về một chuỗi Talk cho ngành F&B mà A1 dự định triển khai cùng với FnB community – chuyện người trong ngành

Các bạn để lại thông tin tại form đăng kí để nhận tài liệu nhé.