cong-ty-startup

7 nguyên nhân làm các công ty Startup khởi nghiệp thất bại

Các công ty startup – khởi nghiệp hay truyền tai nhau ’’Cứ 10 công ty khởi nghiệp trên thị trường thì có 11 công ty thất bại’’. Tôi không muốn bạn nghĩ công ty khởi nghiệp của mình sẽ là người thất bại tiếp theo và không có doanh nhân nào sẽ làm được. Tôi không nghĩ rằng tất cả công ty điều sẽ không thành công. Quan trọng hơn cả bạn sẽ có kinh nghiệm gì khi khởi nghiệp sau thất bại của mình

Tôi thường nghĩ rằng tôi đã biết tất cả các vấn đề dẫn đến thất bại khi khởi nghiệp hoặc ít nhất là một số vấn đề. Jason Huertas, tác giả của bài viết Khởi nghiệp của tôi thất bại, tên tiếng anh” My Startup Failed” đã nói:

‘’Bạn nghĩ rằng bạn biết tất cả. Trong tâm trí bạn luôn thôi thúc bạn sẽ thành công; không quan tâm đến lời người khác nói. Bạn luôn chiến đấu với sự thôi thúc đó và thật sự là bạn không biết gì cả.’’

7 bài học qua 100 công ty khởi nghiệp thất bại

Tôi đã từng bị ám ảnh trước những thất bại của bản thân và không hiểu tại sao mình cứ mắc phải những sai lầm đó.

Đến bây giờ, tôi đã đọc qua 100 câu chuyên khởi nghiệp thất bại của các công ty.

Gần đây, tôi đã tổng hợp những thất bại từ các công ty qua bài viết này tôi sẽ chia sẻ 7 nguyên nhân dẫn đến thất bại khi khởi nghiệp.

1. Công ty Startup nên học cách thất bại trong 3 năm đầu

Câu chuyện khởi nghiệp thất bại của các công ty startup – khởi nghiệp là câu chuyện hy hữu và luôn xảy ra. Quan trọng nhất vẫn là sau sự thất bại thì công ty nào có thể đứng lên và bắt đầu xây dựng lại.

Bạn đã bao giờ tự đặt cho mình những câu hỏi: Khoảng thời gian bao lâu để xây dựng công ty startup của mình, trước khi công ty có lãi hay thất bại chưa? Không phải bao nhiêu tiền, mà là bao nhiêu thời gian?

Tôi sẽ nói cho bạn. Nghiên cứu của tôi cho thấy rằng bạn phải chấp nhận sự thất bại hay chịu lỗ trung bình 4 năm đối với các công ty khởi nghiệp B2B và trung bình gần ba năm để một công ty khởi nghiệp B2C có lãi.

Bạn cảm thấy mình đã đủ điều kiện để bắt đầu xây dựng một công ty startup chưa?

2. Không có thị trường kinh doanh cho sản phẩm của bạn

Phần lớn các công ty khởi nghiệp thất bại, chỉ có một lý do: Thiếu thị trường. Marc Andreessen khẳng định rằng thị trường là yếu tố quan trọng và quyết định đến sự thành công hay thất bại của một công ty startup.

Một trong những lý do thất bại chính các công ty khởi nghiệp B2B chiếm (44%) và B2C (50%) là thiếu thị trường. Ngay cả khi sản phẩm của bạn đủ tốt cũng sẽ thất bại nếu không có thị trường.

 công ty Startup
Top 10 nguyên nhân thất bại của công ty startup


Vậy tại sao những công ty startup vẫn lặp lại những sai lầm này? John O’Nolan đã chia sẻ:

‘’Chúng tôi có sản phẩm đủ tốt nhưng lại không biết cách chiếm lĩnh thị trường. Tôi còn nhớ sản phẩm đầu tiên thu hút ‘’10.000 views chỉ trong 48 giờ đầu tiên’’ và hàng tháng lượng tìm kiếm gấp 3 đến 4 lần bất kỳ đối thủ nào trong cùng phân khúc. Mặc dù vậy, Thị trường của chúng tôi chỉ là cái ao nhỏ trong khi chúng tôi là một con cá lớn’’

Nếu bạn dành thời gian để xây dựng một sản phẩm, hãy chắc chắn rằng sản phẩm của bạn có thị trường đủ lớn.

3. Đối đầu với sự thật tàn bạo của thị trường kinh doanh

Phần lớn các công ty startup thất bại dù đã làm việc rất chăm chỉ để tạo ra sản phẩm đủ tốt; nhưng lại bỏ qua mô hình kinh doanh và các bước xác thực ý tưởng kinh doanh.

Khi bạn mới bắt đầu kinh doanh, bạn gần như không biết về cách thị trường đang hoạt động. Ý tưởng kinh doanh và xác định mô hình kinh doanh cũng rất quan trọng.

Một trong vấn đề mà chúng tôi tìm thấy trong nghiên cứu của mình là thiếu ý tưởng kinh doanh. Điều này gây ảnh hưởng đến 17% công ty khởi nghiệp B2C.

Trong hầu hết các trường hợp, ý tưởng kinh doanh của bạn trái ngược với nhu cầu thị trường. Đó là lý do ngay từ đầu, bạn cần là nhà phê bình tồi tệ nhất của chính bạn.

Xác nhận ý tưởng của bạn từ nhiều góc độ khác nhau. Đừng chỉ tập trung vào cách tối ưu cho sản phẩm. Đến khi bạn chắc chắn bạn đã xây dựng thứ mà người dùng không chỉ muốn mà còn thực sự cần.

Adrian Tan‘s nói về sự thất bại sau khi mình thất bại: 

Hãy ưu tiên xác định mô hình kinh doanh của bạn sớm! Trước khi xây dựng một sản phẩm. Trong hành trình khởi nghiệp kinh doanh của mình, bạn nên có câu trả lời rõ ràng:

  • Tại sao tôi lại làm việc này ?
  • Và Tôi đang xây dựng cái này cho ai ?

Như đã đề cập ở trên, trước khi bạn bán cho họ một sản phẩm hãy tự hỏi ?

  • Bạn có sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm này hằng ngày ?
  • Và mức giá bạn trả là bao nhiêu ?

Bạn sẽ không chứng minh được gì đến khi bạn có 10 khách hàng đầu tiên sẵn sàng trả tiền cho món hàng.

4. Khách hàng tiềm năng của bạn nói sai sự thật

Trong giai đoạn phát triển sản phẩm, chúng tôi đã nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng tiềm năng của mình. Những con số cho thấy có sự quan tâm mạnh mẽ đến ý tưởng và sản phẩm của chúng tôi. Chúng tôi đã từng nghĩ điều này là đủ và mình đang làm đúng.

Cho đến khi chúng tôi đã bắt đầu cuộc điều tra và đã thay đổi quyết định của mình sau đó. Mọi người nói rằng đó là ý tưởng tốt không có nghĩa là nó khả thi.

Thực tế cho thấy chúng tôi đã không thể bán được món hàng tiếp theo cho khách hàng tiềm năng của mình. Chúng tôi đã tìm nhiều cách nhưng không thể tìm ra cách giải quyết vấn đề này.

Nếu nổi đau không đủ lớn, mọi người sẽ sống chung với nó và tránh nỗi mất mát chi tiền để sửa chữa nó.

Marcus Holmes, trong bài phân tích về Gigger, đã nói:

‘’Bài học ở đây, bạn không thể chỉ lắng nghe những gì khách hàng nói với bạn. Bạn phải chứng minh sự chủ động của khách hàng; họ sẵn sàng chi tiền để được sử dụng sản phẩm của bạn, cho dù đó là thời gian, tiền bạc hay cả hai.’’

Khách hàng tiềm năng của bạn sẽ cho bạn biết họ thích gì từ sản phẩm.

Thực tế. Khi khách đăng ký email, đăng ký beta bản thử nghiệm và các cuộc khảo sát khách hàng không thực sự hiệu quả.

Cách biệt lớn giữa những người nhập địa chỉ email trên trang đích của bạn và những người sẵn sàng trả tiền mỗi tháng cho sản phẩm của bạn là bạn nên kiểm tra hành vi của khách hàng, không phải ý kiến ​​của khách hàng.

5. Tiếp thị kém sẽ giết chết bạn

Ngay cả khi bạn xác nhận ý tưởng của mình về sản phẩm là đúng và sẵn sàng, nhưng cũng rất khó để thúc đẩy việc mua lại của khách hàng. 

Lý do cho sự thất bại khi các công ty khởi nghiệp B2C là tiếp thị kém có thể ảnh hưởng đến 29% nhiều hơn B2B chỉ chiếm 7%.

Tiếp thị là điều quan trọng để giúp công ty tăng doanh số và kiếm được nhiều tiền hơn. Không quan trọng sản phẩm của bạn hoàn hảo đến mức nào. Ngay cả khi sản phẩm của bạn có tốt đi nữa thì cũng không thể tự tiếp thị được.

Mark Goldenson viết trong 10 bài học từ thất bại của startups

‘’Nếu bạn muốn tồn tại, bạn cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu các kênh phân phối. Bạn cần xác định đối tượng mục tiêu của bạn một cách tốt nhất. Điều quan trọng nhất là đưa sản phẩm của bạn vào tay khách hàng.

Bạn nên dành thời gian cho việc phát triển và phân phối quảng bá các sản phẩm thử nghiệm.

Bạn có thể quan tâm:

Kỹ năng tư vấn bán hàng chưa ai chia sẻ thề luôn

6. Hết tiền là Game Over

Bạn cần có được khách hàng đầu tiên, có tiền và lãi để công ty hoạt động, đề phòng trường hợp rủi ro.

Ngoài ra bạn cần có một kế hoạch tài chính rõ ràng và nên đặt thời hạn và ngân sách cần đạt được. Không nên chi tiêu quá mức, như chúng tôi đã làm với công ty cũ. Ngay cả khi chúng tôi thấy các sản phẩm thử nghiệm của chúng tôi không thể hoạt động. Chúng tôi vẫn tiếp tục chi nhiều tiền cho mọi thứ khác nữa. 

Lập kế hoạch để chi tiêu được hiệu quả hơn. Không chi quá nhiều cho việc xây dựng sản phẩm. Cho đến khi bạn xây dựng sản phẩm đủ tốt mà mọi người cần.

Hãy tiết kiệm tối ưu nhất trong những ngày đầu công ty khởi nghiệp. Bạn có thể tránh 80% chi phí bằng cách làm việc tại nhà và thuê nhân viên làm việc từ xa. Bạn không nên chi tiêu cho những thứ không cần thiết, cho đến khi bạn có doanh số. Bảo tồn tiền là điều cần thiết khi bạn là công ty startup

Theo số liệu cho thấy có đến 20% các công ty khởi nghiệp B2B và 15% các công ty khởi nghiệp B2C đã hết sạch tiền khi kinh doanh

Công ty của bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền trong trường hợp kinh doanh tốt nhất và tồi tệ nhất?

Bạn nên tự đặt câu hỏi và giải quyết chúng trước khi công ty startup bắt đầu hoạt đồng kinh doanh và các kinh phí có thể bỏ ra.

7. Đừng đắn đo quá lâu để đưa ra quyết định cuối cùng

Startup là biến mọi ý tưởng thành hiện thực và theo đuổi ý tưởng ấy đến cùng.

Bạn có biết bất kỳ doanh nhân nào cũng muốn dập tắt giấc mơ của mình khi bắt đầu một công ty startup? Tôi thì không.

Mọi nhà sáng lập đều biết anh ấy đã mất bao nhiêu thời gian, công sức và tiền bạc để ra mắt và phát triển sản phẩm. Thật không may, như tôi đã đề cập ở trên, phải mất ba năm cho sự thất bại.

Bạn là một doanh nhân luôn đi bộ qua thung lũng tử thần trong suốt hành trình, và bạn luôn cân nhắc đến lúc thoát khỏi thung lũng tử thần đó, trước khi nó thành cơn ác mộng của chính bạn. Bạn đưa ra quyết định này càng nhanh, bạn sẽ càng ít đau đớn trong tương lai.

Pawel Brodzinksi viết: ‘’Tôi nghĩ rằng đó là tình cảm. Vì nó là con của chúng tôi, chúng tôi không muốn đưa ra quyết định về việc đóng cửa quá nhanh và hạn chế tổn thất. Chúng tôi đã tự lừa mình là mọi thứ sẽ tốt hơn trong khi chúng tôi không thể khiến công ty hoạt động kinh doanh trở lại.’’

Kết luận

Xây dựng một công ty startup là sự thử thách, nó không phải là sở thích. Đó còn là suy nghĩ và thái độ nghiêm túc

Nó có thể là cả những điều tốt nhất và tồi tệ nhất đối với bạn.

Sẽ không dễ dàng, nhưng tôi chắc chắn sẽ dành số tiền cuối cùng của mình và tất cả thời gian của tôi để xây dựng công ty startup một lần nữa, nó rất đáng giá.

Nguồn: thinkgrowth