Phân tích digital marketing

Phân tích digital marketing? 5 chỉ số quan trọng khi phân tích doanh nghiệp cần biết

Ngày nay, phân tích digital marketing được doanh nghiệp dùng làm thước đo đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình. Trong đó, có rất nhiều chỉ số quan trọng để đánh giá độ hiệu quả chiến dịch digital marketing.

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay; nơi mà dữ liệu hay còn biết đến với tên gọi khác ‘’Big data’’; đóng vai trò quan trọng đối với các nhà marketing. Bằng cách phân tích dữ liệu và áp dụng thành công trong kinh doanh. Chứng minh bạn đã thay đổi cuộc chơi của doanh nghiệp mình trên thị trường.

phân tích digital marketing
Tầm quan trọng khi phân tích digital marketing

Xem thêm:

Digital Marketing Specialist là gì? 6 yếu tố để trở thành Digital Marketing Specialist

2 điều quan trọng khi phân tích digital marketing

Một trong những lợi thế lớn nhất trong kinh doanh; là khả năng theo dõi và phân tích các chỉ số marketing. Tuy nhiên, phân tích digital marketing khác với cách phân tích website mà chúng ta thường phân tích trên công cụ Google Analytics.

Phân tích website chỉ là phần nhỏ trong phân tích digital marketing.

Phân tích website chỉ đơn giản là đánh giá số liệu liên quan đến website. Trong khi phân tích digital marketing rộng hơn, cho bạn có cái nhìn toàn diện về toàn bộ chiến dịch marketing của mình. Những gì đạt hiệu quả và những gì cần cải thiện; từ đó điều chỉnh lại chiến dịch marketing của mình. 

Cho dù đó là chạy các chiến dịch email marketing, phân tích lượt truy cập website,… Hay nhiều chỉ số khác đều giúp bạn đánh giá độ hiệu quả chiến dịch marketing của mình.

Không có website đồng nghĩa không nên bán hàng
no website = no lost sale

Đã qua cái thời khách hàng chỉ truy cập vào một website để tìm sản phẩm rồi mua hàng. Ngày nay, người dùng sử dụng website để trò chuyện cùng chuyên viên tư vấn, xem review, tìm kiếm sản phẩm tương tự từ nhiều nguồn khác, rồi mới quay trở lại mua sản phẩm.

Xem thêm:

14 Bước tối ưu landing page tăng chuyển đổi google adwords

1. Quản lý bình luận

Điều bạn nên quan tâm đến các bình luận trên blog; đây là cách tuyệt vời để hiểu rõ tâm lý khách hàng và những gì họ cần. Thậm chí bạn không cần plugin để phân tích hành vi khách hàng đối với nội dung của bạn.

Khi bạn đăng nội dung và nhận được phản hồi từ khách hàng. Cơ hội nhận chốt sale sẽ cao hơn.

  • Họ có phản hồi tích cực / tiêu cực với nội dung của bạn?
  • Tại sao nhóm đối tượng không quan tâm đến sản phẩm của bạn?
  • Nhóm đối tượng nào bình luận nhiều nhất?
  • Khi gặp những câu hỏi liên quan đến sản phẩm bạn đã chuẩn bị để đưa ra giải pháp giúp họ?
Phân tích hành vi qua bình luận khách hàng
Phân tích hành vi qua bình luận khách hàng

Digital marketing không chỉ là phân tích và đánh giá những con số. Đó còn là hiểu rõ nhu cầu, hành vi của khách hàng.

Sau khi thu thập dữ liệu và hiểu rõ tâm lý khách hàng; tiếp theo bạn cần kịch bản đủ hấp dẫn để dắt họ đến hành vi mua hàng.

Vì vậy, ngoài việc xem xét và đánh giá bình luận có bao nhiêu lượt chia sẻ. Bạn cần nắm bắt dữ liệu và phân tích digital marketing để áp dụng nó vào thực tế.

Xem thêm

Thấu hiểu tâm lý khách hàng: Bí quyết bán hàng hiệu quả 2019

2. Phân tích qua Google Analytics

Hiện nay, có nhiều công cụ thu thập và phân tích dữ liệu khác nhau; nhưng trong đó phải kể đến Google Analytics. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Điểm hay của Google Analytics là bộ công cụ này không giống với bất kỳ công cụ nào khác. Cho dù bạn là người mới hay chuyên gia, bạn đều dễ dàng xem xét và phân tích dữ liệu; không chỉ về nhân khẩu học mà bạn còn tìm ra cách tối ưu dữ liệu để tiếp cận họ.

Hiệu suất truy cập website bắt đầu bằng việc phân tích số liệu được hiển thị trên dashboard analytics. Nó cho bạn cái nhìn tổng quan về website; cùng sự hiểu biết về những gì bạn cần để cải thiện lượt truy cập và tăng số lượng khách hàng

Xem thêm:

Phân tích App và website: Đồng bộ trên Google Analytics 2019

.

Phân tích hoạt động digital marketing trên Google Analytics
Phân tích digital marketing trên Google Analytics

5 chỉ số nên biết khi phân tích hoạt động digital marketing

1. Số trang mỗi lần truy cập:

Đây là số liệu cho phép bạn biết có bao nhiêu page trên website được xem bởi một khách và lần truy cập trung bình trước khi họ rời đi. Mục tiêu để tăng số lượng này bằng cách cải thiện nội dung và giá trị website.

Bằng cách không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng website; bạn sẽ thấy sự thay đổi lớn đối với chỉ số này. 

2. Thời gian truy cập trung bình

Khi ai đó truy cập website của bạn về cơ bản họ đang tìm kiếm thông tin bạn quan tâm. Cho dù đó là thông tin về sản phẩm hay nội dung liên quan.

Việc tăng thời gian truy cập trung bình cần đặc biệt quan tâm đến. Nếu số liệu thấp dưới 70% cho thấy bạn không cung cấp đủ giá trị. Việc khách hàng dành nhiều thời gian hơn trên website; ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng từ họ. 

3. Tần suất và số lần truy cập gần đây

Biết được thời gian truy cập của khách hàng là chưa đủ. Bạn cần biết thêm về tần suất khách hàng truy cập trang web và bao nhiêu phần trăm trong số họ trở thành khách hàng tiềm năng. Tùy thuộc vào cách bạn tối ưu website, từ đó bạn mới cải thiện số lần truy cập website của khách hàng.

Nếu khách hàng thường xuyên quay lại website mỗi khi bạn xuất bản nội dung mới; thì điều đó thật tuyệt vời. Nếu ngược lại, họ chỉ đến một lần và không bao giờ quay lại, thì bạn đang gặp vấn đề hãy giải quyết chúng. Số lần truy cập là số liệu bạn nên quan tâm để cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Xem thêm:

Google Analytics là gì? 9 KPI quan trọng thành công website

Phan-tich-digital-marketing qua tần suất và số lần truy cập
tần suất và số lần truy cập gần đây

4. Tỷ lệ thoát

Mọi người có thể tìm đến website của bạn từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng một khi họ đã tìm đến, công việc của bạn giữ chân họ lại và khiến họ thực hiện một vài hành động.

Tỷ lệ thoát cho thấy tỷ lệ phần trăm những người rời khỏi website của bạn sau khi chỉ truy cập trang. Mặc dù tỷ lệ thoát cao không hẳn là xấu; nhưng bạn nên hạ thấp nó bằng việc cải thiện nội dung và cung cấp nhiều giá trị tốt hơn.

Bằng cách xem xét và đánh giá số liệu ở trên; bạn nên tìm hiểu thêm về hành vi người dùng khi truy cập vào website; và bạn nên cải thiện để website hấp dẫn và thuận tiện cho người dùng.

5. Tỷ lệ chuyển đổi

Khi bạn đang điều hành một doanh nghiệp, bạn muốn có thêm nhiều khách hàng và nâng cao doanh số. Đó là lý do tại sao tỷ lệ chuyển đổi là một trong những chỉ số mà bạn không thể bỏ qua.

Mặc dù số liệu này đo lường kết quả bạn đã đạt được; nhưng nó cho bạn cái nhìn tổng quan về lưu lượng truy cập và liệu chiến lược marketing có hiệu quả. Không ai thích chuyển đổi bằng 0 hoặc chuyển đổi thấp vì điều đó có nghĩa là doanh nghiệp của bạn hoạt động không tốt.

Tỷ lệ chuyển đổi đo lường hành vi của khách hàng khi truy cập và thực hiện trên website. Nếu bạn muốn nhiều khách điền vào biểu mẫu, thì bạn nên phân tích lưu lượng truy cập của khách hàng.

Nếu mục tiêu của bạn là bán hàng, thì bạn nên tập trung vào tỷ lệ chuyển đổi trung bình của website và mục đích chuyển đổi của bạn.

Phân tích kinh doanh qua Tỷ lệ chuyển đổi
Đánh giá tỷ lệ chuyển đổi

Kết Luận

Hy vọng bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn hiểu thêm về các chỉ số quan trọng trong công cụ google analytics .Tuy nhiên để phân tích digital marketing được hiệu quả và đầy đủ thì các chỉ số trong công cụ analytics vẫn chưa thể đáp ứng hết được.

Chiến dịch digital marketing là một chiến dịch tổng thể kết hợp nhiều kênh quảng cáo khác nhau: google, facebook… Bạn cần có một công cụ tích hợp tất cả các chiến dịch ở các kênh quảng cáo khác nhau để có thể phân tích dữ liệu digital marketing được nhanh và chính xác nhất, đưa đến hiệu quả cho các chiến dịch của doanh nghiệp.

Tại A1 Digihub, chúng tôi đang sử dụng công cụ phân tích dữ liệu A1 Analytics, để giúp khách hàng chúng tôi có thể phân tích đầy đủ các chiến dịch một cách dễ dàng tăng hiệu quả và quy mô chiến dịch một cách tốt nhất. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây:

Công cụ phân tích dữ liệu A1

Nguồn: lyfemarketing