Chỉ số đánh giá hiệu quả quảng cáo

Top 12 chỉ số quan trọng nhất để đo lường hiệu quả Digital Ads Campain.

Để bắt đầu báo cáo về hiệu suất các chiến dịch quảng cáo có vẻ không phải là bài toán dễ. Bạn cần phải xem xét các chỉ số nào nên đưa vào bản báo cáo. Hoặc cần dành thời gian để chọn lọc và tổng hợp dữ liệu từ nhiều kênh.

Chưa kể đến cách trình bày số hóa sao cho thật trực quan. Nhiều khi bạn gửi báo cáo lên cấp trên nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu. Bài viết ngày hôm nay A1Digihub; sẽ giúp bạn biết top các chỉ số đánh giá hiệu quả quảng cáo.

Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào làm báo cáo. Hãy dành vài phút để nghĩ xem…

Bạn làm báo cáo gửi cho ai? Họ cần số liệu gì?

Báo cáo gửi cho leader chắc chắn sẽ không giống bản báo cáo gửi cho giám đốc. Với những leader chuyên phân tích dữ liệu, họ sẽ cần một bảng báo cáo chi tiết về con các số.

Còn với giám đốc, đôi khi thứ họ cần biết là hiệu suất kinh doanh; bản báo cáo họ cần sẽ là 1 bảng tổng quan hơn với ít con số kĩ thuật hơn. Hãy gửi những số liệu thật sự cần thiết với người mà bạn gửi báo cáo.

Chỉ số đánh giá hiệu quả quảng cáo
Bản báo cáo cho giám đốc kinh doanh

Vấn đề ở đây bạn cần hiểu về công ty, hiểu về người mà bạn sẽ gửi báo cáo cần những số liệu nào; để đánh giá trong giới hạn công việc của họ. Một cách nhanh hơn là bạn có thể hỏi họ cần những chỉ số nào để làm báo cáo thật chuẩn xác.

Ở vị trí chủ doanh nghiệp hay cấp quản lý, anh/chị đang gặp các khó khăn như

+ Nhìn vào quá nhiều file báo cáo đơn lẻ không cho bạn bất cứ insight nào về tổng quan và nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh về marketing, bán hàng, tình hình kho vận
+ Khó đánh giá được hiệu quả Marketing so với KPI đặt ra vì số liệu bị phân mảnh ở nhiều kênh, trên nhiều tài khoản và mất thời gian tổng hợp, thậm chí nhập sai số
+ Dữ liệu bị phân mảnh, nằm rải rác ở các nền tảng khác nhau như Facebook Ads, Google Ads, Google Sheet, CRM sẽ làm bạn khó so sánh, đánh giá
+ Báo cáo chưa đủ sâu, không đa chiều, không đủ linh hoạt để bạn lựa chọn xem theo ngày, tháng, quý, các chi nhánh khác nhau

Để giải quyết được những vấn đề trên 1 cách toàn diện và triệt để, doanh nghiệp cần 1 hệ thống báo cáo có khả năng cung cấp đủ các góc nhìn chuyên sâu về toàn bộ hoạt động doanh nghiệp, tổng hợp tất cả số liệu về một nơi và cập nhập số liệu liên tục để giúp bạn đánh giá được hoạt động kinh doanh và đưa ra quyết định kịp thời. Hơn hết, hệ thống báo cáo do đội ngũ chuyên gia A1 xây dựng sẽ giải đáp những bài toán doanh nghiệp mà bấy lâu nay anh/chị đang thắc mắc như:
–❓– Tỷ trọng Doanh số, doanh thu, thực thu theo chi nhánh, đại lý, kênh bán, theo sản phẩm?
–❓– Số đơn hàng đó đến từ đâu? Facebook Ads hay Google Ads, trên Shopee hay Tiki?
–❓– Chi phí quảng cáo theo từng kênh, chiến dịch, sản phẩm
–❓–Hiệu quả hoạt động của nhân viên bán hàng, tư vấn
ĐỪNG BỎ LỠ BUỔI TƯ VẤN MIỄN PHÍ NHÉ

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÁO CÁO CHUYÊN SÂU


DÀNH RIÊNG CHO TỪNG DOANH NGHIỆP


Khoảng thời gian báo cáo cần xem xét?

Khi xây dựng bảng số liệu, việc lựa chọn mốc thời gian là rất quan trọng. Bạn rất có thể sẽ cần dữ liệu theo ngày, theo tháng… Hãy đảm bảo các số liệu này có sẵn trước khi bạn bắt đầu vào làm báo cáo.

Bạn cũng nên xem xét dữ liệu lịch sử. Có cần báo cáo các chỉ số của tháng này so với tháng trước hay không? Hoặc tháng này so với cùng tháng năm ngoái hay không?

Khi đã câu trả lời cho các câu hỏi trên. A1Digihub sẽ giúp bạn biết đâu là các chỉ số đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.

4 chỉ số cơ bản để đánh giá hiệu quả quảng cáo

  • Impressions (Số lần hiển thị): là tổng số lần quảng cáo của bạn hiển thị đến khách hàng đã được target. Chúng giúp bạn biết quảng cáo có được phân phối rộng rãi không.

Cụ thể, chỉ số đánh giá hiệu quả quảng cáo này còn khá hữu ích; để nhận biết cách khách hàng đón nhận quảng cáo thế nào. Nhất là trong giai đoạn các bạn chạy testing A/B để tìm ra đối tượng mục tiêu.

Bạn có thể chạy nhiều chiến dịch/quảng cáo song song. So sánh mẫu quảng cáo nào tiếp cận được nhiều người và có đón nhận tốt hơn. Từ đó đưa ra quyết định để lại quảng cáo tốt, tắt bớt quảng cáo chưa tốt.

Chỉ số đánh giá hiệu quả quảng cáo
  • Clicks (Số lần nhấp): số lần những người xem quảng cáo nhấp vào bài viết để xem thêm thông tin. Khi giá cho một lầm Click càng rẻ thì với một mức ngân sách có giới hạn, chúng ta sẽ thu hút được nhiều tương tác khách hàng click vào hơn.
  • Ad spend (Số tiền đã chi tiêu cho quảng cáo): số tiền đã chi tùy theo quảng cáo, hoặc cấp độ chiến dịch/nhóm/quảng cáo mà bạn muốn xem. Cần quan sát để đánh giá với số ngân sách mình bỏ ra, bạn thu về được những gì.
  • Conversions (Chuyển đổi): chỉ số chuyển đổi ra hành động cụ thể

Tùy thuộc vào loại mục tiêu bạn đang chạy quảng cáo (tăng nhận biết thương hiệu hoặc bán sản phẩm) sẽ có những chỉ số đo lường khác nhau.

Đọc thêm: 5 chỉ số phân tích website quan trọng

6 Chỉ số nâng cao về hiệu suất chiến dịch

3 chỉ số đánh giá kĩ thuật

  • CPC (Cost Per Click): Là số tiền phải trả cho 1 lần nhấp chuột. Thông qua chỉ số này bạn sẽ biết được chi phí cần phải trả để có 1 lần ghé thăm website, landingpage,…
Chỉ số đánh giá hiệu quả quảng cáo
  • CTR (Click Through Rate): cho bạn biết mức độ hấp dẫn của mẫu quảng cáo (content/hình ảnh/video…) đối với khách hàng mục tiêu. Chỉ số này sẽ giúp bạn biết bao nhiêu lượt hiển thị thì được 1 lần nhấp chuột.

CTR =  Số lần nhấp chuột (Clicks)/ số lần hiển thị (Impressions)  

  • Cost Per Conversion: Chi phí cho mỗi lần chuyển đổi là một chỉ số quan trọng để biết được hiệu quả quảng cáo bạn đang chạy.

3 chỉ số nâng cao khác cần xem xét

  • Chỉ số phụ thuộc vào mục tiêu:

Phần này sẽ tùy thuộc vào mục tiêu hoặc nền tảng bạn cần báo cáo.

Ví dụ: bạn chạy quảng cáo facebook trên nhiều tài khoản khác nhau. Mục tiêu bạn chạy là tin nhắn khách hàng. Thì số lượng tin nhắn, giá tiền trung bình 1 inbox cũng là số liệu quan trọng.

Đọc thêm: Tôi đã quản lí và báo cáo số liệu 50 tài khoản quảng cáo thế nào?

  • Goal completions in Google Analytics: (Mục tiêu)

Hiểu đơn giản bạn sẽ gắn mục tiêu cho một hành động cụ thể trong trang web. Hành động này tùy theo bạn xác định nó. Chẳng hạn như tải biểu mẫu, tải tài liệu hoặc mua hàng, check các khách hàng ở lại trên trang trên 3 phút….

Các loại mục tiêu và tỉ lệ chuyển đổi mục tiêu cụ thể; cũng là một chỉ số rất quan trọng trong việc đo lường hiệu quả việc kinh doanh qua website của bạn.

  • Ecommerce transactions in Google Analytics (Chỉ số về thương mại)

Dành cho các website bán hàng thì đây là một chỉ số rất tốt để đánh giá hiệu quả. Cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về hoạt động mua sắm: số lượt xem trang sản phẩm, thêm và xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng, bắt đầu, bỏ và hoàn thành giao dịch.

Lưu ý: đảm bảo bạn đã gắn UTM (Urchin Tracking Module) một đoạn code bạn thêm vào đường dẫn URL để bổ sung thêm thông tin. Nếu như bạn đặt website của mình lên nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin này sẽ giúp tìm được nguồn traffic đã click vào trang web đến từ đâu.

2 chỉ số không thể thiếu khi báo cáo hiệu quả kinh doanh

Nếu bạn cần báo cáo tổng thể về hiệu quả kinh doanh từ các chiến dịch marketing. 2 chỉ số sau đây bạn đừng bao giờ bỏ qua:

  • ROAS (Return On Advertising Spend): doanh thu trên chi phí quảng cáo

Một chỉ số quan trọng giúp bạn trả lời được câu hỏi: công ty mình bỏ vào kênh này/ chiến dịch X đồng quảng cáo thì thu về được bao nhiêu?

Công thức ROAS = doanh thu chiến dịch quảng cáo/ chi phí của chiến dịch quảng cáo đó

Chỉ số đánh giá hiệu quả quảng cáo

Đọc thêm: Cách đặt giá thầu ROAS mục tiêu cho chiến dịch Google Ads

Ngoài ra nếu bạn muốn quản lí toàn bộ dữ liệu hơn trong các hoạt động bán hàng. Thì các số liệu về đơn hoàn lại, đơn bị lỗi,… cũng là số liệu quan trọng. Ảnh hưởng 1 phần không nhỏ đến hiệu suất kinh doanh.

Lời khuyên: Bạn hãy dùng A1Analytics để nhập liệu và thống kê chi tiết.

  • ROI (Return On Invesment): Lợi tức đầu tư

Chỉ số thường được dùng để tính độ hiệu quả của toàn bộ chiến dịch marketing. Đo lường được tính hiệu quả và giá trị của một khoản chi phí marketing. Để tính ROI đúng, bạn cần đảm bảo đã có những chi phí liên quan để tính ra lợi nhuận ròng.

Công thức ROI: (lợi nhuận ròng/ chi phí marketing) x100

Công cụ hỗ trợ bản báo cáo trực quan và chuyên nghiệp

Nếu sau tất cả các số liệu bạn đã tìm kiếm, tổng hợp lại làm bạn mất nhiều thời gian. Hãy thử trải nghiệm A1 Analytics. Nền tảng tổng hợp và phân tích dữ liệu đầu tiên tại Việt Nam; giúp cho việc làm báo cáo trở nên dễ dàng. Từ đó, hỗ trợ việc ra quyết định trong các hoạt động kinh doanh của bạn thêm hiệu quả và chính xác.

Trải nghiệm 7 ngày miễn phí tại đây

Nguồn: Klipfolio