13 câu hỏi đáp của Anh Lý Quí Trung

[Recap] Nghiên cứu thị trường một cách thấu đáo (P2)

Nguồn: Quản Trị và Khởi Nghiệp

13 câu hỏi đáp của Anh Lý Quí Trung

Phần Hỏi Đáp Của Anh Lý Quí Trung Và Các Thành Viên CEO KN 02

Q1: Thành công và thất bại trong hẻm ?

Em có một mặt bằng trong khu phức hợp Thảo Điền 32ha, em đang đắn đo có nên làm foodcourt hay ko, vì em hỏi một số người làm F&B, người nói làm, người nói ko.

Mặt bằng của em trong hẻm, có 1 quán cafe chắn phía trước. Nếu em làm, thì em xác định phải tốn chi phí marketing rất lớn để kéo khách hàng vào.

Em có một người bạn cũng có 2 nhà hàng trong hẻm, 1 cái rất thành công dù có 3 quán cafe chắn bên ngoài, 1 cái thất bại. Em muốn hỏi là cái hẻm nào thì thành công, hẻm nào thì sẽ thất bại?

Anh Trung trả lời:

Thứ nhất, không tin lời khuyên của ai cả. Vì có rất nhiều lý do người ta trả lời không thật (ganh ghét, đố kị…) Ngoài ra, người ta có không có nghiên cứu về mặt bằng đó kỹ như mình thì làm sao người ta khuyên được! Một lời khuyên của người ta mà mình đi theo là một ngã rẽ trong cuộc đời mình rồi, nên tốt nhất không tin ai cả, kể cả anh!

Thứ 2, khi em nói thắng chắc 100% thì còn chưa chắc nữa là, còn em nói đang đắn đo, thì thua chắc! Nhưng, em cũng đừng có tin lời khuyên của anh :))

Xem thêm: [Recap] Nghiên cứu thị trường một cách thấu đáo (P1)

Q2: Nghiên cứu nhân khẩu học như thế nào ?

Anh Trung trả lời:

Ở VN ko làm nhân khẩu học được, vì số liệu thống kê ở VN ko chính xác!

VD: Như dân số cũng không chính xác vì có nhiều người ở lậu. (đây là khái niệm của anh từ mười mấy năm trước, có thể bây giờ nó đã khác).

Nhưng sai số các vùng đều tương đối giống nhau, nên cũng vẫn có thể tham khảo (VD sai số ở Q1 khoảng 20% thì ở Q Thủ Đức cũng sai số khoảng 20%), nhưng ko tin tưởng hoàn toàn.

Q3: Cháo dinh dưỡng nhượng quyền ra khỏi VN ?

Em kinh doanh cháo dinh dưỡng, date ngắn ngày, nên đang định hướng nhượng quyền. Theo anh Trung thì đâu là hướng cháo dinh dưỡng nhượng quyền ra khỏi VN?

Anh Trung trả lời:

Câu trả lời nhanh cho em tham khảo. Cháo dinh dưỡng là một mô hình rất tốt để nhượng quyền. Nhưng không dễ dàng. Việc một công ty mở ra nhiều chi nhánh hoàn toàn khác với hình thức một công ty nhượng quyền.

Nên xác định rõ làm theo nhượng quyền thì phải đầu tư rất nhiều về đội ngũ kiểm soát, điều hành, triển khai việc nhượng quyền…

Q4: Chia sẻ về tính khả thi chuỗi bánh mì ở Úc và Phở ?

Anh nói rằng anh định mở một chuỗi cửa hàng bánh mì ở Úc. Anh có mô hình kinh doanh, kinh nghiệm, tài chính có sẵn. Nhưng anh lại đắn đo vì tính khả thi không cao, nên không làm. Anh chia sẻ về tính khả thi.

Câu hỏi thứ 2, Khải Silk đang định mở chuỗi phở giống Pho24, thì anh hãy đánh giá tính khả thi của việc này.

Anh Trung trả lời:

Anh nghiên cứu chuỗi bánh mì rất lâu, nhưng nó không có tính khả thi vì nó có khuyết điểm chết người (Fatal Flaw).

Thứ nhất, nó không đủ lãi. Theo tính toán của anh thì lời không nhiều, thì không đáng để làm. Nếu làm nhỏ lẻ để trả lương cho chính mình thì ok, nhưng làm chuỗi thì phải lời hơn rất nhiều thì mới nhân rộng được.

Thứ 2, nó quá đơn giản, đầu tư quá thấp nên dễ bị copy. VD như nước mía siêu sạch, ai cũng làm được. Khác với bánh mì subway, nó làm phức tạp, còn bánh mì VN rất đơn giản và rẻ.

Câu hỏi thứ 2 về Khải Silk, anh ko rành lắm, nhưng nếu 1 người VN có thể làm được chuỗi hàng trăm cửa hàng phở thì quá tốt, nhưng vấn đề có làm được hay ko thôi. Làm gì cũng phải phù hợp với khả năng, môi trường, khung pháp lý, thị trường… thì mới khả thi.

Q5: Khuyết điểm chết người về mặt bằng ?

Anh có thể chia sẻ những khuyết điểm chết người về việc tìm hiểu các mặt bằng. Thứ 2, anh hãy cho tụi em (những người khởi nghiệp trẻ, ít vốn, ít kinh nghiệm) những lời khuyên về khởi nghiệp.

Anh Trung trả lời:

  • Thứ nhất là mắc, VD mặt hàng của mình nhỏ, thì liệu mình có đủ tiền trả cái mặt bằng 120tr/tháng ở Đồng Khởi hay ko?
  • Thứ 2, đầu tư quá ngắn.
  • Thứ 3, quá khó để phát triển.

=> Phải liệu cơm gắp mắm, phải đúng với khả năng của mình về năng lực, tài chính, con người, quan hệ, trí thức, kinh nghiệm. Còn với lên quá cao thì rất nguy hiểm. Mình phải biết mình đang ở đâu!

Xem thêm: Thế giới di động chuyển đổi số ngành bán lẻ: trải nghiệm khách hàng là trọng tâm

Q6: Phát triển thương hiệu bánh mì ở VN ở Nhật ?

Nãy anh nói phát triển bánh mì ở bên Úc khó khả thi vì lợi nhuận của nó. Nhưng gần đây các bạn sinh viên VN đang phát triển mô hình bán bánh mì ở Nhật rất thành công. Vậy anh suy nghĩ thế nào về việc phát triển thương hiệu bánh mì ở VN ở Nhật?

Anh Trung trả lời:

Thứ nhất, mỗi nước một khác.

Thứ 2, mở vài tiệm thành công chưa nói được gì hết, nhưng đôi khi mở ra nhiều tiệm mới phát hiện bị lỗ. Ngoài ra, chỉ có người trong cuộc mới biết có lời hay ko.

Nên lời khuyên cho các bạn trẻ, đừng thấy người ta nói thành công rồi mình cũng làm theo. Mình nghe, thấy, đọc báo, thì đừng có tin, vì đa số là không chính xác.

Q7: Cần phải chuẩn bị những tâm thế thế nào khi vươn ra thế giới ?

Nhiều bạn khởi nghiệp muốn vươn ra thế giới. Họ cần phải chuẩn bị những tâm thế thế nào? Vì có những doanh nghiệp ở VN phát triển rất tốt, nhưng khi ra thế giới thì không tốt.

Anh Trung trả lời:

Đây là 1 mong muốn trong sáng và đẹp. Nhưng mong muốn và khả năng là 2 cái khác nhau.

Lời khuyên là mình phải chín mùi, chứ ko thể như trái cây dú ép được. Phải có lộ trình. Đừng có thấy người ta ra được thì mình cũng ra được. Nếu ko có chuẩn bị thì cũng như việc ra biển ko có áo phao.

Muốn đi ra ngoài thì phải thành công trong nước trước. Phải chín mùi về con người, hoạch định, tài chính, kiến thức thế giới, mối quan hệ, đối tác, về các nước khác….

Q8: Phương pháp nghiên cứu thị trường nào tốt ?

Khi anh nghiên cứu thị trường thì anh tự nghiên cứu hay thông qua 1 agency, và nếu tự làm thì làm như thế nào? Với người khởi nghiệp, thì dùng phương pháp nghiên cứu nào để hợp?

Anh Trung trả lời:

Sử dụng phương pháp quan sát là tốt nhất đối với các bạn khởi nghiệp. Trừ phi các thương hiệu sản phẩm quá mass, population, doanh số quá lớn.

Mình là những doanh nghiệp nhỏ thì tự nghiên cứu. Quan sát khác với nhìn.

VD1: như ông chủ của hãng nội thất tự lắp ráp lớn nhất thế giới IKEA, ban đầu thấy khách hàng yêu cầu mượn đồ nghề mở chân ghế, chân bàn để bỏ lên xe hơi. Vì vậy ông chủ yêu cầu nhà sản xuất ko lắp ráp sẵn, để cho khách hàng về tự lắp ráp

=> Tiết kiệm được cho 3 phía, và khởi đầu cho hãng IKEA.

VD thứ 2: Nhìn thấy nhiều người lên máy bay cầm theo ly cafe

=> làm việc với các hãng máy bay về phục vụ cafe trên máy bay

=> Đẻ ra ngành phục vụ trên máy bay.

VD thứ 3: Khi tôi đi ăn ở phở Hòa, thấy những người đi ăn phở mặc áo vest mà mồ hôi mồ kê

=> Pho24 ra đời.

Nghiên cứu thị trường bằng phương pháp quan sát rất hiệu quả. Trà trộn vào khách hàng, ở trong đó ngày đêm, tìm ra cơ hội trong đó.

Q9: Lời khuyên để trải nghiệm trong khởi nghiệp ?

Khởi nghiệp thì phải trải nghiệm. Vậy anh hãy cho lời khuyên để trải nghiệm như thế nào đỡ thương vong nhất.
(anh Chánh trả lời: Thì đừng khởi nghiệp :))))

Anh Trung trả lời:

Mình nên đi làm, lấy kinh nghiệm từ chỗ khác, tích lũy kinh nghiệm rồi làm cho chính mình. Còn những người ko chờ được vì sợ mô hình kinh doanh, cơ hội biến mất, thì phải liều. Đó là trong trường hợp nếu chờ thì sẽ mất cơ hội thì hãy liều mà làm.

Q10: Câu hỏi khó nào anh thường đặt ra để nghiên cứu thị trường?

Ở VN thì số liệu thống kê ko chính xác, khi anh làm Pho24 thì anh nghiên cứu thông qua kênh nào?

Anh Trung trả lời:

Pho24 nghiên cứu thông qua phương pháp quan sát. Có ý tưởng cũng sợ nghiên cứu và hỏi sẽ bị lộ ra, người khác lấy mất. Đối với các doanh nghiệp SMEs và khởi nghiệp thì nên tự nghiên cứu thị trường.

Câu hỏi khó nào tôi thường đặt ra để nghiên cứu thị trường:

VD: Khi tôi muốn mua 1 nhà hàng, thì tôi hỏi thẳng lý do vì sao họ thất bại?

Vì thường họ sẽ khoe nhà hàng đông lắm, thị trường tốt lắm, nhân viên trả rẻ lắm…. Vậy sẽ hỏi, nếu tốt thì vì sao anh bỏ, vì sao anh thất bại?

Hoặc sao mặt bằng này đẹp vậy sao 6 tháng ko có người thuê? Nếu người ta nói là do giá mắc quá thì có thể thông cảm, nhưng nếu người ta không trả lời được thì mình phải coi chừng. Vì có thể trong khu vực đó có gì đó….

Q11: Khó khăn giai đoạn đầu khi mở chuỗi ?

Doanh nghiệp em cung cấp sỉ và lẻ nguyên liệu dụng cụ làm bánh takoyaki. Bây giờ muốn mở 1 chuỗi để bán trực tiếp.

Nhờ anh cho biết những khó khăn giai đoạn đầu khi mở chuỗi, vì em thấy mở 1-2 tiệm đã khó quản lý, thì 1 chuỗi nó khó thế nào.

Anh Trung trả lời:

Ai cũng có nhu cầu làm chuỗi, vì nghe nó rất hoành tráng. Nhưng mình phải xem thực sự mình có muốn, có cần chuỗi hay ko, có tốt hay ko? Vì nó đòi hỏi rất nhiều kỷ luật, hi sinh, thay đổi, rủi ro. Vì chết 1 chuỗi khác chết 1-2 cái.

Thứ 2, phải xem nó có phù hợp với mình hay ko, mình có đủ điều kiện hay ko, vì đòi hỏi vốn rất lớn. Trong kinh doanh có những thứ nghe qua rất hay nhưng mình phải hiểu nó thật cặn kẽ trước khi bước vào.

Lời khuyên là em hãy làm quen với những người làm chuỗi đó, để học hỏi.

Xem thêm: Điểm danh các Digital Agency nổi bật tại Việt Nam

Q12: Chia sẻ về Gut Feeling ?

Anh Trung trả lời:

Gut feeling là cảm nhận tức thì rất quyết đoán của người doanh nhân, rất quan trọng trong kinh doanh. Nhưng đừng hiểu lầm là trong kinh doanh cứ cảm nhận thấy cái gì là làm cái đó. Gut feeling chỉ có hiệu quả dựa trên nền tảng kiến thức, kinh nghiệm, nghiên cứu, suy nghĩ, đắn đo, suy tư về nó rất nhiều rồi gut feeling mới tới.

VD: Đã đi xem hàng trăm, hàng chục cái mặt bằng, đến 1 cái mặt bằng này thấy thích quá, quyết định chọn

=> Gut feeling đúng, vì dựa trên nền tảng nghiên cứu thấu đáo, có cơ sở. Doanh nhân đôi khi hơn nhau ở Gut feeling, nhưng nó cũng rất khó ở chỗ hiểu sai là hại mình rất khủng khiếp.

Q13: Xây dựng Pho24 có nằm trong chiến lược ?

Anh Lâm Minh Chánh hỏi, câu mở lòng: Anh Trung trả lời cũng được, ko trả lời cũng được.

Anh Thành nói khi bán Kinh Đô là chiến lược của ảnh. Nếu ảnh làm Kinh Đô nữa thì anh sẽ làm tốt hơn. Tôi bán chuỗi trung tâm toán tư duy Hoa Kỳ Mathnasium vì đối tác đi nước ngoài, và người mua muốn mua trọn 100%. Nếu làm lại thì sẽ làm tốt hơn.

2 Câu hỏi cho anh Trung là, bán Pho24 có nằm trong chiến lược của anh ko ? và nếu anh làm lại thì anh có làm tốt hơn ko?
Anh Trung trả lời:

Câu hỏi thứ nhất, khi xây dựng Pho24, từ đầu đã có kế hoạch bán theo kiểu niêm yết trên thị trường chứng khoán, vì tham vọng của Pho24 là xây dựng thương hiệu lớn của VN, thương hiệu quốc gia. Muốn đưa thương hiệu Pho24 lên tầm thương hiệu quốc gia thì phải huy động nguồn vốn từ công chúng (niêm yết trên thị trường chứng khoán).

Nên trả lời câu hỏi của Lâm Minh Chánh thì là YES! Còn việc bán cho Highland Coffee thì đã trả lời trong quyển “Bầu Trời Không Chỉ Có Màu Xanh” rồi.

Còn nếu làm lại có làm tốt hơn hay ko, thì câu trả lời là chắc chắn tốt hơn! Vì nó là đứa con của mình, mình chết sống với nó, ăn ngủ với nó, hi sinh với nó thì làm sao không tốt được?!!

Tôi làm Pho24 từ sáng tới tối mỗi ngày, đâu phải làm việc tính bằng giờ và khối óc đâu, mà làm bằng trái tim, bằng tình cảm, bằng sự thương yêu của mình. Từng người nhân viên, từ văn phòng, kế toán, marketing, phát triển kinh doanh, nhân viên cửa hàng, vệ sinh, thợ điện đều cảm nhận được điều đó.

Cái này là văn hóa công ty, là linh hồn của công ty. Nó làm nên thương hiệu. Nếu tôi là người mua lại thương hiệu này, tôi phải cố gắng duy trì cái này, nếu ko được 10 thì phải được 7-8-8, thì là 1 cuộc đầu tư thành công. Còn ko làm được thì là thất bại. Vì giá trị Pho24 nằm ở đây!!!

Nếu ai có điều kiện, gặp lại nhân viên cũ của Pho24, có thể là 1 người phục vụ, người đầu bếp, khám phá ra họ yêu quý cái thương hiệu đó như thế nào, sẽ hiểu tại sao có thương hiệu Pho24, và hiểu tại sao Pho24 là Pho24!!! Có cái lý và tình, và cái tình bao giờ cũng là cái tối quan trọng!!!!

Xin hết.