Platform - Kẻ trung gian Intermediary

Platform – Kẻ trung gian (Intermediary) và những cái chết

Whether you claim it a platform, a market place or whatsoever, I just make it simple by name “intermediary”. You earn money from connecting demand and supply. Let’s keep it that simple!

Trong phạm vi bài viết này, Tuệ Lâm đưa ra cách nhìn theo quan điểm cá nhân của mình và không bàn luận về phạm trù đạo đức.

Mọi nguyên tắc hoạt động của bất kỳ mô hình kinh doanh nào đều dựa trên nguyên lý về cung cầu (supply-demand).

Thị trường được tạo ra bởi cung, cầu và những người trung gian (intermediary). Khi cuộc cách mạng nền tảng kéo đến, hầu hết các bên đều gọi mình là platform, bản chất vẫn là intermediary, nhưng thôi, dùng từ nào cũng được, miễn là chúng ta hiểu đúng.

Tuệ Lâm sẽ tạm chia ra làm 2 loại:

  • Must – have platform và
  • Nice-to-have platform.

Nghe tên là biết loại nào có thể sống sót rồi, nhưng thứ chúng ta cần là nhìn ra những platform thế nào sẽ là người hùng, platform nào chỉ có thể tô điểm cho cuộc chơi mà thôi.

Must – have platform

must have Platform

Photo credit: Nextrans content team

Quay lại nguyên lý cung cầu. Có cung, có cầu thì sẽ có thị trường, thị trường lớn phụ thuộc độ lớn tương ứng của cung và cầu.

Những platform bất bại (level 1) là những bên “create market”, giả sử như Uber, như Airbnb. Họ plug in cả 2 đầu demand & supply. Cứ nghĩ mà xem, không có những công ty này, chúng ta còn chẳng biết mình có thể gọi một “private car” bất cứ lúc nào, bất cứ nới đâu, cũng không thể hình dung khi đi du lịch chúng ta có một option khác vừa thuận tiện, vừa tiết kiệm chi phí là ở các căn hộ, kể cả hạng sang.

Điều tương tự cũng xảy ra với phía cung: ai có xe riêng cũng có thể kiếm thêm thu nhập, ai có căn hộ cũng có thể thành host và kiếm tiền. Uber và Airbnb đã tạo ra cuộc chơi đó, họ “create market” nên đó là những platform bất bại (chúng ta chưa bàn về lỗ lãi ở đây nhé!). Hiểu đơn giản, loại platform này là loại mà thiếu nó cung và cầu không thể gặp được nhau.

Loại platform cũng powerful không kém là loại platform plug in được một trong hai đầu cung và cầu: supply plug in (level 2), demand plug in (level 3).

Với loại này, họ tao được một sự độc quyền đáng kể để “force” đầu kia phải đến với platform của mình. Khi đó họ vừa đóng vai trò là platform, lại vừa trở thành suppliers hoặc customers.

Lấy ví dụ tiêu biểu như Medium, họ vừa là platform để viết, họ cũng supply luôn các good writers, và chúng ta muốn đọc (demand) thì phải trả tiền cho platform nhà họ (meet suppliers).

Thật vui khi có thể mention một startup Việt Nam cũng thuôc loại này và làm khá tốt, là Base.vn (vừa là platform, vừa là supplier).

Đối với loại platform plug in phía demand, dễ thấy là những community chuyên môn: có thể là là một fanpage với đông đảo lượng like, một group chất lượng cao, hay cộng đồng những người có chung pattern nào đó (webtretho, guu.vn..vv).

Supplier cần những platform thế này để reach tập khách hàng tiềm năng, và hiển nhiên, họ trả tiền cho platform đó.

Xem thêm:

CDP (Nền tảng dữ liệu khách hàng): Cuộc đua bắt đầu và những ngã rẽ

Nice-to-have platform.

Loại platform nice-to-have (level 4,5,6…) thực sự tồn tại trên thị trường quá nhiều. Có thì có, không có thì thôi, cung cầu chẳng cần đến họ để gặp nhau. Vì vậy, muốn sống sót, sản phẩm, dịch vụ họ cung cấp phải ít nhất tốt hơn vài lần hoặc rẻ hơn vài lần.

Giả sử bạn làm về dịch vụ kết nối người đọc sách với người bán sách (nhà xuất bản), hoặc là bạn giúp họ giao dịch nhanh chóng hơn gấp 5 lần, hoặc bạn giúp tổng chi phí giao dịch của họ giảm 2-3 lần, otherwise, họ chọn bạn làm gì? Ở thị trường VN, chất lượng tốt hơn vài lần chưa có nhiều show case nổi bật, đa phần chọn cách “rẻ hơn”.

Nhưng một thực tế đáng buồn là rất nhiều công ty “tự lừa dối mình”, họ không làm được rẻ hơn, họ đang dùng tiền của chính mình để khiến chi phí “trông có vẻ rẻ hơn”. Thực tế đó là cắt máu, và khi hết máu… là chết.

Bạn hứa hẹn với người dùng trả tiền cho package 5 triệu đồng để có thể hưởng dịch vụ như 7 triệu đồng. Vậy 2 triệu đồng kia ai chịu? Nếu hoàn toàn là supplier thì họ sẽ từ bỏ bạn luôn, nếu là share giữa bạn và supplier thì chắc chắn bạn phải chịu phần thiệt hơn, và nếu không đi đủ nhanh, chỉ còn một mình bạn chịu, cũng lại chết.

Nếu bạn có thể tự tin đem về một vài trăm nghìn khách hàng (lấy số lượng bù cho giá thành) trong thời gian ngắn (dưới 1 năm) thì hãy làm platform này, bằng không kết cục có thể thấy ngay từ lúc bắt đầu rồi.

Những nice-to-have platform luôn phải tìm cách tiến hóa thành must-have càng sớm càng tốt, đẩy dần theo từng level (4->3->2->1), nhưng nhiều bên cứ loay hoay mãi ở level 4, và khi thị trường cần filter, những công ty này sẽ phải rời cuộc chơi đầu tiên.

Hãy nhìn Amazon, Alibaba, họ evolve từng ngày từng giờ và đến giờ trở thành người hùng (level 1). Nếu không thể create market (thường dành cho disruptive tech/business model) thì hãy chọn xuất phát điểm cao (level 3; 2), hoặc đi thật nhanh. Phải cần bao nhiêu cái chết nữa chúng ta mới nhìn ra bức tranh này?

Bạn có thể quan tâm thêm

Sự khác biệt của mô hình kinh doanh platform và mô hình pipeline truyền thống

Lợi ích của Nền tảng platform A1 Analytics trong marketing và quảng cáo

 

Nguồn: Lê Hàn Tuệ Lâm