profile-growth-hacker

[Growth Hacking] Profile của một Growth Hacker – Phần 3

Bạn đọc có thể tìm hiểu phần 2 trước khi bắt đầu phần 3: Case study AIRBNB tăng trưởng số lượng người dùng

Ngay khi Growth hacking phổ biến thì cơ hội nghề nghiệp cũng mở ra. Những người có khả năng sẽ tự hỏi họ cần gì để trở thành một Growth hacker. Như mọi công việc, một số cá nhân sẽ nổi trội hơn. Nhưng trước khi bàn vào vấn đề này, hãy đập tan những ý kiến sai lệch về một growth hacker.

Sau đây chúng ta sẽ hiểu hơn về Growth Hacker cần gì, bằng việc điểm qua 3 nhận định sai lầm của mọi người về Growth Hacker.

1. Một Growth Hacker là một lập trình viên

Gagan Biyani, co-founder của Udemy và bản thân cũng là một growth hacker, nói rằng “nhiều mô tả về growth hacker trên các trang web là sự hạn chế không cần thiết. Tôi không tin growth hacker phải là những kỹ sư chính thức khi hầu hết các growth hacker được đánh giá cao không thường code nhiều.

Gagan Biyani, co-founder của Udemy
Gagan Biyani, co-founder của Udemy

Nó có thể hiểu được tại sao lỗi này đôi khi được đưa ra do sự phụ thuộc vào code để đạt được nhiều mục tiêu growth hacking nhưng nó chỉ đơn giản là không đúng khi một growth hacker cần phải là một lập trình viên.Một growth hacker để phát triển thường cần một lập trình viên trong nhóm của anh ta, nhưng anh ta không phải là lập trình viên.

Hãy xem xét ví dụ sau đây, bạn sẽ hiểu hơn:

Tổng hợp của growth hacker trong công ty

Một growth hacker trong một startup nhỏ có 1 nhóm gồm 3 người:

  1. Front-end developer
  2. Back-end developer
  3. Bản thân anh ta.

Cả nhóm được gom lại và không có ai là growth hacker. Cả hai developer chưa bao giờ nghĩ về growth nhiều. Họ biết chuyện đó khá quan trọng và họ háo hức khi được học hỏi nhưng cho đến bây giờ họ vẫn không ở trong growth team dưới bất kì hình thức nào.

  • Ngày đầu tiên họ cùng với growth hacker nói chuyện với mọi người về các phân tích dựa trên sự kiện và lý do tại sao chúng quan trọng.
  • Sau đó, growth hacker lập một danh sách về các sự kiện anh ấy muốn theo dõi trên sản phẩm (đăng ký, giới thiệu, tương tác, v.v)
  • Tiếp đến anh ấy cho họ xem KISSmetrics, công cụ lựa chọn của anh ấy. Anh nói với các developers nơi tìm tài liệu sẽ giúp họ theo dõi các sự kiện dựa trên sản phẩm của họ và sau đó anh ta để họ tự code.

Một vài tuần trôi qua, growth hacker gọi mọi người lại với nhau. Anh ta sử dụng data đã thu được để xây dựng phễu khách hàng. Sau đó, anh ta hướng dẫn mọi người cách đánh giá một phễu khách hàng tốt và vẽ ra được mục tiêu của từng bước chuyển đổi.

Team quyết định tập trung vào số lượng khách hàng đăng ký sử dụng sản phẩm để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Growth hacker đặt giả thuyết rằng khách hàng rời bỏ sản phẩm vì nội dung quảng cáo không đủ rõ ràng. Anh ta cho đổi nội dung và thay đổi giao diện website trông đẹp mắt hơn. Kết quả là tỉ lệ chuyển đổi tăng 7%, trong tháng gần nhất. 

Giờ đây, cả team chịu trách nhiệm growth hack. Nhưng hãy hỏi một câu hỏi, ai sẽ là người làm nên sự phát triển thực sự. Lập trình viên có thể làm cả quy trình này, nhưng vậy là không đúng. Bạn cần phải tư duy để tìm ra ai là người mấu chốt làm tăng tỷ lệ chuyển đổi. 

2. Marketer truyền thống không thể làm growth hack

Growth hacking đã xây dựng được lãnh địa và marketing đang xem đó là một đối thủ. Growth hacking tập trung tạo nên những nhóm văn hóa nhỏ với số lượng ít nhưng bản chất thì không khác với marketing. 

Xem câu chuyện phía trên growth hacker và 2 kỹ sư. Marketer truyền thống có kỹ năng copywriting. Vì thế họ có kĩ năng cần thiết của growth hacker mà không cần training.

 Sean Ellis, founder of Growth Hacker
Sean Ellis, founder of Growth Hacker

Trong ví dụ trên, nếu marketer có kĩ năng copywriting, họ sẽ tập trung vào sự tăng trưởng và tiến hành phân tích các sự kiện đã diễn ra để tạo phễu chuyển đổi. Từ đó, họ có thể phân nhóm khách hàng và phân tích hiệu quả của mẫu copy.

Trong trường hợp này, marketer cũng đang là growth hacking. Marketer truyền thống là người phù hợp nhất để trở thành growth hacker, nếu họ có kỹ năng phân tích và tư duy kỹ thuật. Thực ra, Sean Ellis, cha đẻ growth hacking, cho chính anh ấy là marketer đầu tiên tại Dropbox. Marketer là chức vụ đầu tiên ông ấy nghĩ đến khi không có cái tên khác ứng với vai trò của ông ấy.

Nhiều growth hacker giỏi ngày nay vẫn làm việc với danh hiệu là CMO – Giám đốc tiếp thị hoặc Vice President. Nhiều công ty đang tuyển vị trí Growth Hacker, Vice President of Growth hoặc Growth Lead. Nhưng họ đã quen với việc gọi là Marketer vì bản chất họ là những marketer. 

3. Chuẩn mực đạo lý không quan trọng khi làm Growth hacker

Bất cứ khi nào bạn thu hẹp sự tập trung vào một mục tiêu duy nhất (mục tiêu tăng trưởng), bạn sẽ gặp rủi ro khi ra quyết định mà không thỏa mãn những thành viên khác.

Mỗi Growth hacker phải từ chối ở một số chỗ. Điều này cũng giống như bất kì một lĩnh vực nào khác, sẽ có những vai trò phải hành động xung đột về lợi ích hoặc ảnh hưởng đến các vai trò khác. Trong những tháng đầu, Path bị buộc tội là đã đi quá xa với những hành động gây phẫn nộ qua việc thu thập các  liên lạc và trò chuyện với họ.

Nhiều người nghĩ họ đã đi quá xa. Và họ cũng đồng ý về điều này. Tuy nhiên, tôi lại không nghĩ AirBNB đi quá xa. Bởi vì những gì họ đang làm cho chính họ cũng đang giúp họ phục vụ khách hàng tốt hơn. 

Nhưng ở đây có một điểm thật lòng. Phần lớn Growth hacker không phải hỏi điều gì đang vô đạo lý ở đây. Vì họ đang mang đến sản phẩm với những đặc điểm vô hại và sự chuyển đổi đang tăng trưởng qua các hoạt động chia sẽ kiến thức của họ trên các cộng đồng. Đây là sự thông minh, không phải vô đạo lý gì cả. Mỗi Growth hacker sẽ quyết định nếu họ sẽ là Sith hoặc Jedi trong chiến tranh giữa các vì sao. 

Growth hackers cực kì thiên về phân tích

Đúng, Chúng ta đã bàn nhiều về những hiểu lầm về Growth Hacker. Vì vậy, hãy nói về những gì cho thấy bạn là Growth Hacker thực thụ. Bao gồm các hoạt động trong quá khứ, niềm đam mê, các ràng buộc và khả năng hiểu về phân tích của bạn. 

  • Phân tích như là máu đang chảy trong người Growth Hacker.
  • Gần như mọi thứ từ các hoạt động bên trong đến khi trình bày ra ngoài đều liên quan đến phân tích.
  • Không có phân tích, Grow Hacker như thiếu đi vũ khí để chiến đấu.
  • Đây là một vài cách cho thấy rằng Growth Hacker áp dụng phân tích:
công cụ phân tích số liệu A1 Analytics
Công cụ phân tích số liệu tự động A1 Analytics

Sự quan trọng của Growth Hacker khi phân tích

Thế giới Marketing đầy những cảm xúc và cảm nghĩ bay bổng trong một số trường hợp. ROI của bảng quảng cáo ngoài trời tại quảng trường thời đại là gì? Ai có thể nói điều này? Nhưng chỉ số trên kinh điển có phải không?

Thời đại bây giờ mọi thứ đã thay đổi. Bây giờ không phải chuyện bạn đang có sự thấu cảm  như thế nào, ý tưởng của bạn đang quyền lực ra sau hoặc có ai đó đang hỗ trợ phía sau chiến dịch của bạn. Phân tích sẽ tiết lộ mọi thứ gồm những điểm mạnh và điểm thiết sót của bạn. Theo chu kỳ. 

Dan McKinley, một kỹ sư quan trọng tại Etsy, đã kể câu chuyện về thất bại của ông ấy. Câu chuyện trên sẽ tóm lại hết các ý trên. Sau 5 tháng sáng tạo thành công với phần cuộn bên ngoài cho sản phẩm Etsy. Họ đã ra mắt sản phẩm mới., dĩ nhiên là điều này đáng để ăn mừng cho sự nỗ lực phi thường.

Nhưng khi xem phân tích, con số đã nói lên rằng có ít khách hàng đang mua hàng qua tìm kiếm. Không phần phải nói nữa. Họ lập tức đã ngưng bán sản phẩm.

Thật ra có nhiều điều thú vị về câu chuyện này, nhưng chúng tôi sẽ tập trung vào mục tiêu phân tích. Nếu họ không coi trọng phân tích, họ sẽ không tìm thấy lỗi trong vấn đề này.

Có 4 yếu tố quan trọng khi Phân tích giúp Growth Hacker trở nên đúng đắn.

1. Phân tích tập trung 

Phân tích chuyển hướng sự tập trung của Growth Hacker: khi bạn có hệ thống đang theo dõi sản phẩm và các hoạt động, con số có năng lực dịch chuyển sự tập trung của bạn theo cách bạn không đoán trước được. Bạn có thể không nghĩ đến việc dành nguồn lực vào việc chăm sóc vòng lặp giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.

Đây có lẽ là một đặc điểm không đáng mấy  mà bạn đang thêm vào để quan sát. Sau khi bạn đào sâu vào dữ liệu, bạn thấy rằng 20% tất cả những người đăng ký đến từ vòng lặp này. Vì vậy bạn có thể chuyển sự tập trung vào đặc điểm trên. Phân tích có thể giúp phân thứ hạng các mục quan trọng trong danh sách các việc phải làm của bạn.

2. Phân tích tạo sự lặp lại thành công

Khi bạn không xem trọng phân tích, bạn không thể lặp lại thành công trong quá khứ. Nếu những gì bạn biết chỉ là công ty đang có lời nhiều hơn trong quý 4 so với quý 3, vậy thì bạn không biết gì rồi.

Tại sao quý 4 lại tốt hơn? Có một đặc điểm của sản phẩm bắt đầu được sử dụng và nguyên nhân là do chúng được tái thiết kế gần đây? Chiến dịch AdWords có ROI dương bởi vì đối thủ cạnh tranh từng nâng giá thầu hay đã dừng chạy. Biết được những gì đang tạo nên thành công của bạn. Bạn có thể lặp lại và phát huy chúng (dừng ngay những gì không hiệu quả).

3. Dự đoán trước khi phân tích

Phân tích dự đoán tương lai của Growth Hacker: những công ty cược vào tương lai mỗi ngày. Họ đoán những gì đối thủ cạnh tranh sẽ làm. Họ cũng đoán điều gì thị trường muốn. Hãy để tôi làm rõ chuyện này. Tương lai luôn là sự phỏng đoán ở một vài mức độ. Những suy luận dựa trên phân tích giúp bạn quyết định tốt hơn trong tương lai nhờ dữ liệu quá khứ.
Mặt trời sẽ mọc vào ngày mai? Theo kỹ thuật thì không có cách suy luận nào để biết. Nhưng dựa trên dữ liệu ghi nhận trước đó chúng ta có thể phán đoán được. Khi nhìn các biểu đồ, có một dòng di chuyển theo một hướng.

Nhưng không ai đảm bảo nó vẫn sẽ di chuyển theo hướng đó. Nhưng nếu các yếu tố khác không đổi, thì có thể đúng như ban đầu. Tuy không khoa học, nhưng ít ra cách này cũng tốt hơn nhiều so với việc chỉ phỏng đoán.

4. Mối quan hệ khi phân tích

Nếu phân tích chỉ ra A và B theo cùng 1 hướng. Thông tin này có thể được sử dụng để thay đổi phương hướng của các thống kê đó. Bạn có thể thử nghiệm để chứng minh nếu A và B tương quan lẫn nhau. Hoặc nếu một trong hai ảnh hưởng đến nhau.

Khi Growth Hacker khám phá ra nguyên nhân, quy trình được hỗ trợ phần lớn bởi phân tích. Đây là vũ khí đầy quyền lực sẵn có của Growth Hacker

>> Mời bạn đọc xem phần tiếp theo: Phễu chuyển đổi của Growth Hacker