data visualization

Tiêu chuẩn chọn màu để trực quan dữ liệu

Công việc trực quan dữ liệu thường được hiểu là dùng các biểu đồ, bảng, đồ thị để minh họa cho dữ liệu. Với từng chỉ số và mục đích giao tiếp, bạn có thể chọn các loại khác nhau. Nhưng sử dụng màu sắc cho các giá trị dữ liệu là việc cần thiết trong trực quan dữ liệu.

Một số bài viết trước về các loại bảng, đồ thị, biểu đồ bạn có thể tham khảo trước khi bắt đầu đọc tiếp bài này:

Khi nào sử dụng các loại màu sắc trong trực quan dữ liệu

Sử dụng màu gradient trong trường hợp nào

Đối với biểu đồ map, màu gradient thường xuyên được sử dụng. Và màu này rất phù hợp xuất hiện trong biểu đồ map. Tuy nhiên, khi xét trường hợp sử dụng màu sắc để trực quan giá trị dữ liệu và so sánh giữa các giá trị thì sử dụng màu gradient lại không phù hợp.

Trong biểu đồ đường, biểu đồ cột, biểu đồ thanh các cột giá trị cần được nổi bật và tách biệt với nhau. Sử dụng màu gradient như vậy sẽ không làm rõ được giá trị dữ liệu và khiến chúng hài hòa vào nhau mà không có chút phân biệt. Mỗi cột giá trị nên có một màu riêng biệt, nhưng chúng nên là những màu nằm gần nhau trong bảng màu.

Sử dụng màu sắc phân biệt trong biểu đồ cột
Sử dụng màu sắc phân biệt trong biểu đồ cột

Sử dụng nhiều hơn 7 màu sắc có tốt không

Nếu thực sử phải sử dụng hơn 7 màu trong một biểu đồ thì bạn nên xem xét kĩ lượng về loại biểu đồ sử dụng có tạo nên sự dễ hiểu cho người xem không. Tuy màu sắc phân biệt, như phần trên mình có viết, có thể giúp làm nổi bật các giá trị khác nhau. Nhưng nếu sử dụng với số lượng quá nhiều có thể gây nên sự hổn loạn đối với người xem.

Không nên sử dụng nhiều màu trong biểu đồ
Không nên sử dụng nhiều màu trong biểu đồ

Những cách sử dụng màu tối ưu hơn

Sử dụng cùng màu cho những biến giống nhau

Cùng một chỉ số là CPC, nếu bạn sử dụng trong nhiều biểu đồ, bảng khác nhau thì bạn nên sử dụng cùng một màu cho chúng. Như vậy, sẽ giúp người đọc hình dung được đâu là chỉ số CPC và đâu là các chỉ số khác theo một mạch của template report.

sử dụng một màu cho một chỉ số
Sử dụng một màu cho một chỉ số

Sử dụng chú giải thông tin cung cấp

Mỗi trường hoặc chỉ số trong biểu đồ cần được giải thích trong phần chú giải rõ ràng. Việc không bao gồm các thông tin chú giải cho những gì được thể hiện trong biểu đồ dẫn đến mỗi khi cần quan sát trường, chỉ số nào người xem phải nhìn vào đồ thị, biểu đồ, bảng. Cứ mỗi lần như thế rất tốn thời gian và công sức, mà đôi khi sẽ dẫn đến sự sai sót trong trực quan dữ liệu.

Sử dụng chú giải tự động trong template report
Sử dụng chú giải tự động trong template report

Màu xám quan trọng trong trực quan dữ liệu

Màu xám có vẻ ít nổi bật, nhưng lại hỗ trợ làm nổi bật rất tốt các yếu tố khác trong biểu đồ. Bạn có thể nghĩ đến việc sử dụng các màu sắc để làm nổi bật các cột trong biểu đồ cột như hình phía trên. Nhưng nếu sử dụng màu xám với các màu sắc khác, bạn không chỉ làm nổi bật các cột có màu sắc đó mà còn nhấn mạnh được cột số liệu có màu xám. Xem hình minh họa bên dưới đây nhé. Cách này không tệ và có thể làm cả biểu đồ đỡ phải chói lóa với rất nhiều màu sắc.

Sử dụng màu xám trong bảng số liệu
Sử dụng màu xám trong bảng số liệu

Hình phía trên này, mình sử dụng tính năng heatmap trong A1 Analytics để làm nổi bật các giá trị cột dữ liệu trong bảng. Thao tác cũng đơn giản, bạn đọc có thể vào để thực hành hoặc xem các mẫu template có sẵn rồi chọn tính năng heatmap trong đó. A1 Analytics có đội ngũ hỗ trợ trong cửa sổ chat cuối màn hình trong lúc khách hàng sử dụng sản phẩm, nên mình rất an tâm khi sử dụng.

Bạn truy cập vào link này để xem bài giới thiệu tổng quan trước khi dùng thử nhé: Công cụ trực quan dữ liệu A1 Analytics

Tăng độ tương phản các dữ liệu trong biểu đồ

Độ tương phản trong trường hợp này mình chỉ đến nội dung và phần nền chứa nội dung đó, hay được gọi là background. Thông thường, trong một bảng dữ liệu, tỉ lệ tương phản giữa màu các số liệu và màu nền là 2.5.

Mình ví dụ trong bảng màu, bạn có thể chọn màu nền xám ở mức thứ 3 đối với màu số liệu chọn là màu trắng mình minh họa hình bên dưới.

Chọn tỉ lệ màu cân xứng giữa background và nội dung
Chọn tỉ lệ màu cân xứng giữa background và nội dung

Sử dụng màu sáng cho giá trị nhỏ hơn

Khi bạn sử dụng màu gradient cho các giá trị trong biểu đồ, bảng, đồ thị, nên xem xét chọn màu sáng cho các giá trị nhỏmàu tối cho các giá trị lớn. Hình phía trên là một bảng màu cấu trúc theo độ đậm tăng dần để bạn chọn màu một cách dễ dàng.

Tuy nhiên bạn không thể làm thủ công quy trình này: quan sát các giá trị lớn, bé trong dữ liệu bảng và chọn từng màu đậm nhạt cho chúng. Mình sử dụng tính năng heatmap của A1 Analytics để làm điều này với thao tác nhanh gọn, có thể được gọi là làm tự động.

Sử dụng heatmap để làm nổi bật giá trị lớn nhất
Sử dụng heatmap để làm nổi bật giá trị lớn nhất

Tránh sử dụng màu gradient cho biểu đồ dạng cột/ thanh

Bạn có thể vô tình chọn màu gradient như xanh: xanh đậm, hơi đậm ,nhạt dần cho một biểu đồ bảng minh họa cho các chỉ số CPC, Click, CTR. Nhưng điều này là không phù hợp, mỗi chỉ số cần được thể hiện với màu sắc độc lập với nhau để làm rõ giá trị hoặc giao động của chúng. Nếu được hài hòa vào nhau bằng màu gradient, bạn vô tình đã làm mất đi khả năng truyền tải ý nghĩa của các giá trị.

Tránh sử dụng màu gradient trong biểu đồ cột
Tránh sử dụng màu gradient trong biểu đồ cột

Gợi ý cuối bài

Bạn đã đọc đến đây cũng là động lực để mình tiếp tục viết các bài tiếp theo về chủ đề làm reportcách trực quan dữ liệu qua report hiệu quả nhất cho người xem, đặc biệt là các sếp, đối tác và khách hàng.

Về phần thực hành, bạn có thể đọc bài này để có thông tin về A1 Analytics trước khi bắt đầu sử dụng tại link này nhé: Công cụ trực quan dữ liệu A1 Analytics