Data vis

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng biểu đồ đường

Trong các bài viết trước, mình đã viết về scorecard, biểu đồ tròn, bảng dữ liệu, tiêu chuẩn chọn màu trong trực quan dữ liệu, …. Tiếp tục bài viết này mình sẽ chia sẽ những điểm mà người làm report hoặc xem report cần lưu ý khi sử dụng biểu đồ đường.

Những hiểu biết cơ bản về biểu đồ đường

Biểu đồ đường trình bày sự biến động của các biến số theo thời gian. Các điểm dữ liệu về bản chất được hiển thị cũng giống như biểu đồ phân tán (scatter plot) nhưng được kết nối với nhau bằng những đường thẳng.

Các đường trong biểu đồ này nối các điểm dữ liệu với nhau để hình thành đường xu hướng theo một trật tự thời gian. Cho nên, biểu đồ đường bên cạnh được gọi là line chart còn được gọi là biểu đồ chuỗi thời gian (time series).

Biểu đồ đường
Biểu đồ đường

Sử dụng biểu đồ đường cho những mục đích gì?

Nếu bạn đặt ra hoặc nhận được các câu hỏi sau:

  • Tôi muốn xem tình hình biến động của số lượng tương tác các bài post trong 7 ngày qua như thế nào?
  • Tôi muốn so sánh giữa số lượng tương tác và chi phí bỏ ra cho những tương tác theo thời gian, ví dụ như 7 ngày vừa qua?
  • Chu kì tăng trưởng tốt của số lượng tương tác là bao lâu?
  • Vào những thời điểm nào có dấu hiệu sụt giảm?

Mình sẽ minh họa bằng một biểu đồ đường, sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi trên. Tùy vào mục đích cụ thể bạn đang quan tâm đến những chỉ số nào, nhưng nhìn chung biểu đồ đường có thể trả lời được các câu hỏi để thỏa mãn các yêu cầu trên.

Biểu đồ đường
Biểu đồ đường

Ưu điểm của biểu đồ đường

Sử dụng biểu đồ đường có những ưu điểm như:

  • Phù hợp để xem xu hướng của dữ liệu qua thời gian
  • So sánh được xu hướng giữa các chỉ số định lượng (giá trị là những con số)
  • Loại biểu đồ tốt nhất để minh họa xu hướng thay đổi của các chỉ số

Tuy nhiên, biểu đồ đường lại không phù hợp trong một số trường hợp như:

  • Dữ liệu định danh là các trường như chiến dịch quảng cáo, vị trí cuả khách hàng truy cập, kênh quảng cáo, … không thể được minh họa trên biểu đồ đường.
  • Hình minh họa phía trên, mình sử dụng 2 chỉ số biểu diễn thành 2 đường. Nếu nhiều hơn 7 chỉ số, sử dụng biểu đồ đường sẽ không còn tối ưu. Trong trường hợp như vậy, bạn nên sử dụng bảng dữ liệu để xem chi tiết số liệu các chỉ số.
bảng dữ liệu
Bảng dữ liệu

Trình bày những biến động trong biểu đồ đường

Nếu bạn chọn thời gian xem biểu đồ đường ngắn, ví dụ trong 7 ngày, các điểm giá trị trong biểu đồ sẽ ít. Cho nên, bạn có thể chọn tính năng show point, hiển lên các điểm chấm của giá trị. Như vậy bạn sẽ hiểu chính xác các giá trị trong khoảng thời gian ngắn.

Các điểm dữ liệu trong biểu đồ đường
Các điểm dữ liệu trong biểu đồ đường

Kinh nghiệm sử dụng biểu đồ đường

Tắt tính năng chèn lưới trong biểu đồ.

Để lưới bên dưới sẽ làm cản trở việc hiển thị đường xu hướng. Sử dụng bảng biểu đồ sẽ phù hợp hơn nếu bạn muốn để lưới vào trong biểu đồ. Các mình minh họa phìa trên, mình đều sử dụng lưới cho biểu đồ đường, nhưng với màu xám nhạt. Hình dưới đây là biểu đồ đường không sử dụng lưới.

Biểu đồ đường
Biểu đồ đường

Không cần thiết để sử dụng nhiều chỉ số

Nếu bạn nhận thấy 2 chỉ số quan tâm không có mối liên hệ với nhau hoặc không nên xem chung trong một biểu đồ đường. Vậy thì hãy tắt chỉ số không cần thiết đó.

Biểu đồ đường
Biểu đồ đường

Hiện các giá trị trong biểu đồ đường

Nếu bạn chỉ xem số liệu trong thời gian ngắn, như 7 ngày, ngoài lựa chọn show point (hiện lên các điểm) bạn cũng nên chọn show data label (hiện lên giá trị dữ liệu) để hiểu rõ các giá trị cụ thể.

Biểu đồ đường
Biểu đồ đường

Cuối bài

Sau một vài ý lớn về biểu đồ đường, các bạn cũng đã hiểu được phần nào về loại biểu đồ này và các vấn đề xoay quanh cần quan tâm. Về phần thực hành bạn có thể vào A1 Analytics để trải nghiệm hoặc chat với CSKH A1digihub bên dưới để được hỗ trợ.