5 chỉ số ERM, đo lường đội ngũ nhân sự

5 CHỈ SỐ ERM ĐO LƯỜNG ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ MỌI DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT 2020

Nhân viên xin nghỉ việc hàng loạt? Kết quả công việc đang tốt tự dưng rời công ty? Vậy đâu là lý do và giải pháp cho nhà quản trị nhân sự và doanh nghiệp?

Employee retention metrics (ERM) – duy trì và giữ chân nhân sự – chắc chắn là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ doanh nghiệp nào.

Theo dõi đúng các chỉ số sẽ giúp giữ cho nhân viên của bạn hài lòng và giảm khả năng họ nhảy việc.

Bài viết này sẽ giúp bạn chọn ra các chỉ số ERM phù hợp với chiến lược nhân sự của công ty.

Employee retention là gì?

Đây là một tập hợp các thủ thuật và chiến lược nhằm tối ưu hóa nơi làm việc để đảm bảo:

  • Sự hài lòng và yêu thích của nhân viên với công việc
  • Khả năng một nhân viên có đủ trình độ thăng tiến trong công việc của họ.

Tại sao employee retention quan trọng?

Hiển nhiên, nó quan trọng bởi vì sự ảnh hưởng lớn lên dòng máu của doanh nghiệp – TIỀN.

5 chỉ số ERM, đo lường đội ngũ nhân sự, nhân sự

Là một khoản khá tốn kém để thuê một nhân viên.

Quy trình từ tìm kiếm, phỏng vấn, đào tạo, hòa nhập một nhân viên khá tốn kém chi phí.

Đó là lý do khi có một nhân viên rời đi. Chi phí này lại một lần nữa được bỏ ra để thuê một người khác thay thế.

Do đó, việc để nhân viên rời công ty sau một khoảng thời gian ngắn là điều rất tệ.

Vì bạn không những bị mất đi khoản đầu tư đã bỏ mà còn phải chi trả thêm một khoản khác để có người thay thế.

Bạn sẽ đánh mất thời gian nếu không đưa ra lựa chọn đúng.

Tất cả các quy trình để đưa 1 người lạ trở thành nhân viên công ty, bạn sẽ cần thời gian.

Bạn thử tưởng tượng, bạn tiến hành một dự án tuyển dụng. Bạn đầu tư không những tiền bạc, mô hôi mà còn là thời gian.

Nếu kết quả là mùa vụ của bạn chưa kịp đem lại giá trị. Buộc bạn vô tình thế phải gieo lại một vụ khác.

Đoán xem, không tốt chút nào nhỉ?

Xem thêm: Các bước xây dựng đội ngũ một Agency

Tầm quan trọng của dữ liệu data trong employee retention là gì?

Data chưa từng được xem là một điều quan trọng đối với nhà quản trị nhân sự.

Nhưng mọi thứ đã thay đổi.

Ngày nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào đều có thể sử dụng data để theo dõi và tìm nguyên nhân về tỷ lệ rời công ty của nhân viên.

Nhìn chung, các dữ liệu data này sẽ xoay quanh 3 câu hỏi:

Vấn đề gì đã xảy ra?

Thể hiện ở chỉ số Staff turnover (tỷ lệ nhân viên nghỉ việc), attrition rate (tỷ lệ tiêu hao).

Đây là những chỉ số biểu thị tổng quan những điều đã xảy ra trong đội ngũ công ty.

Tại sao lại xảy ra vấn đề này?

Nếu nhìn vào con số staff turnover. Rõ ràng bạn sẽ thấy được có bao nhiêu nhân viên rời khỏi công ty.

Đó là tất cả những gì bạn sẽ thấy. Đúng vậy.

Tuy nhiên, câu hỏi tiếp theo là nguyên nhân gì dẫn đến con số trên sẽ là một chuyện khác.

Vậy các chỉ số data giữ vai trò gì? Thử nghĩ xem, nếu bạn nắm trong tay dữ liệu cụ thể rõ ràng, so sánh với dữ liệu từ các ckỳ trước và tình hình, tác nhân bên ngoài và bên trong.

Chắc chắn bạn sẽ sớm tối thiểu lại các nguyên nhân có thể đang gặp và đưa ra các cải thiện sớm.

banner in post

Vấn đề này sẽ dẫn đến điều gì sắp tới?

Dự đoán chuyện gì xảy ra tiếp theo khá là khó? Đặc biệt là trong lĩnh vực quản trị nhân sự.

Do đó, với việc hiểu biết và theo dõi liên tục các dữ liệu về nhân sự.

Sẽ giúp bạn sớm dự đoán được khả năng rủi ro trong việc rời công ty của nhân viên.

Ví dụ như giúp bạn xác định lại các yếu tố đãi ngộ, khả năng chuyên môn và phát triển trong các phòng ban, thời gian làm việc của nhân viên, chế độ chăm sóc tinh thần,…

Những khó khăn trong việc xác định và xây dựng các dữ liệu data phù hợp cho doanh nghiệp

đo lường đội ngũ nhân sự

Mức employee retention thấp hoặc kể cả đạt 100% đều là vấn đề

Nếu bạn có một con số duy trì nhân viên đạt mức rất thấp.

Ngược lại, nếu bạn có một con số cao tuyệt đối 100% thì sao?

Cả hai đều là vấn đề.

Hiển nhiên không một ai muốn làm việc lâu dài ở một công ty mà nhân viên thay người liên tục.

Nhưng một công ty luôn có chỉ số employee retention cao cũng có thể là một vấn đề.

Giả thuyết có thể đặt ra là, nhân viên ở công ty này quá “ổn định” và không có ý định muốn rời đi.

Không có một sự ra đi nào. Nó có thể dẫn đến việc những nhân viên kém hoặc không phù hợp cũng có xu hướng ko chủ động rời khỏi.

Hoặc là nhân viên đang quá thụ động, không có ý muốn thăng tiên lên các vị trí khác. Hoặc họ lười cải thiện kỹ năng và chấp nhận cần không phát triển.

Cho dù là gì, cả hai đều có vẻ như là không tốt.

Cùng xem qua sẽ có những khó khăn nào nhé!

Những tuần đầu tiên của một nhân viên mới rất quan trọng

Theo thống kê báo cáo, một phần ba số nhân viên mới nghỉ việc trong vòng sáu tháng.

Mặt khác, tỷ lệ nhân viên vẫn ở lại sau giai đoạn thử việc có tỷ lệ đi lâu dài với công ty cao.

Điều đó có nghĩa là chiến lược cho nhân sự onboarding của bạn – cùng với các dữ liệu đo lường sự thành công – là rất quan trọng.

Người quản lý hoặc các cấp quản lý khác nhau cũng dẫn đến các nguyên nhân khác nhau.

Đối với doanh nghiệp lớn, đừng nên chỉ nhìn vào con số tổng của công ty và cảm thấy khá tốt.

Hãy chia nhỏ và nhìn vào tỷ lệ ở các phòng ban và các cấp quản lý.

Chắc rằng bạn đã nghe câu này “Nhân viên không từ bỏ công ty mà họ từ bỏ người quản lý”.

Vậy hãy cẩn thận đừng bỏ sót nhé!

Không phải tất cả nhân viên nghỉ việc đều có cùng lý do

Việc một nhân viên nghỉ việc thật sự tệ.

Nhưng sự thật tệ hơn là khi bạn đánh mất một vài người thật sự cần thiết và quan trọng.

Có thể là thâm niên. Có thể là năng lực và chức vụ nắm giữ.

Và mất một trong số họ đều sẽ có tác động lớn đến doanh nghiệp bạn.

Không tự nguyện hay tự nguyện rời đi đều khác biệt.

Nhân viên không tự nguyện rời khỏi công ty (có thể là bị sa thải hoặc không tiếp tục hợp đồng).

Chỉ ra rằng quy trình tuyển dụng và chiến lược nhân sự của bạn có vấn đề. Bạn đã đưa ra lựa chọn không đúng cho vị trí người phù hợp.

Nhân viên tự nguyện thì sao. Có vẻ như bạn nên xem xét lại chế độ đãi ngộ, lương thưởng, phúc lợi và các quyền lợi của nhân viên.

Cho nên khi xem xét đến chỉ số employee retention, ban nên xem xét kỹ hơn đến đến các trường hợp khác nhau này.

5 chỉ số Employee retention đáng để bạn cân nhắc xem xét

Employee happiness

5 chỉ số ERM, đo lường đội ngũ nhân sự, nhân sự

Một vài nơi cho rằng đây là một con số để trưng cho vui.

Nhưng rõ ràng nó đã chỉ ra một điểm chung, nhân viên sẽ bên cạnh công ty càng lâu khi chỉ số này càng cao. Không ai muốn rời khỏi một nơi tốt đẹp cả.

Tuy nhiên con số này có độ chính xác không sát lắm. Cho nên để đo lường được, cần sự khéo léo rất nhiều.

Có thể là một bảng khảo sát trực tiếp, nhưng cách này thường có độ chính xác không cao.

Có thể là một vài cuộc phỏng vấn và bạn cần sử dụng kỹ năng và yếu tố tâm lý.

Hoặc có thể là một vài thủ thuật tổng hợp từ những yếu tố đo lường khác.

Cho dù là gì, bạn cũng cần tìm ra cách đo lường được chỉ số này trong công ty của bạn.

Vì chắc chắn chiến lược cho employee retention phụ thuộc rất nhiều vào chỉ số này đấy!

Xem thêm:

6 Lợi ích tốt nhất của Dashboard A1 trong kinh doanh

Sự khác biệt giữa Sale ở Startup và Enterprise Companies

Voluntary/involuntary turnover rate

5 chỉ số ERM, đo lường đội ngũ nhân sự, nhân sự

Như đã chia sẻ, đây là hai chỉ số có nguyên nhân khác nhau.

Nên việc đo lường tác biệt sẽ giúp bạn tìm ra chính xác hơn nguyên nhân mà bạn đang đối mặt.

Tỷ lệ voluntary turnover cao cho thấy nhân viên không ấn tượng với điều gì đó trong trải nghiệm khi làm việc, cho dù công ty có đãi ngộ tốt, phát triển chuyên nghiệp hay văn hóa tốt.

Tỷ lệ involuntary turnover cao cho thấy có vấn đề với quy trình tuyển dụng của bạn. Vì bất kỳ lý do gì, bạn đã kết thúc việc tuyển dụng cùng với những nhân viên không phù hợp.

Do đó, việc có những con số cụ thể cho hai đối tượng khác nhau này sẽ giúp bạn đưa ra giải pháp phù hợp.

Talent turnover rate

5 chỉ số ERM, đo lường đội ngũ nhân sự, nhân sự

Tỷ lệ talent turnover trả lời một câu hỏi “nhân viên rời đi có phải là nhân viên tài năng của doanh nghiệp?”.

Nếu câu trả lời là “có” thì bạn đang có vấn đề lớn đấy.

Nếu không thì “vấn đề” này cũng chưa hẳn nghiêm trọng.

Tuy nhiên điều này cần doanh nghiệp bạn phải có một chiến lược  định vị mỗi nhân viên tốt.

Nhưng chắc chắn đây là chỉ số có giá trị.

New employee satisfaction rate

Tùy vào doanh nghiệp của mình, bạn có thể định nghĩa một nhân viên mới là như thế nào?. Có thể là 3 – 6 tháng đầu chẳng hạn.

Việc tìm ra các đo lường chỉ số này sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện những vấn đề trong quy trình đào tạo và tuyển dụng.

Liệu rằng quy trình của bạn có phù hợp và update phù hợp với những thế hệ người trẻ mới.

Retention rate per manager

Đây sẽ là chỉ số giúp bạn cho thấy khả năng quản trị mối quan hệ của những quản lý công ty.

Nhanh chóng xác định và cải thiện sẽ giúp cải thiện chiến lược cho việc employee retention cho từ cấp quản lý đến cấp nhân viên của công ty.

Kết luận

Dữ liệu data đã thay đổi cách doanh nghiệp lên chiến lược vận hành bộ máy nhân sự.

Các nhà quản trị nhân sự không còn phải đoán liệu rằng họ có  đang hoạt động tốt.

Từ đây, họ có thể có được một bức tranh chính xác về những gì đã xảy ra và có khả năng xảy ra tiếp theo – miễn là họ có những dữ liệu số rõ ràng và phù hợp.

nguồn: https://www.klipfolio.com/blog/employee-retention-metrics