9 thủ thuật giúp đo lường hiệu suất các chỉ số Facebook Ads hiệu quả

Bạn có đang chạy ads trên Facebook? Liệu các chiến dịch Facebook Ads của bạn có đang hoạt động hiệu quả? Bạn đã biết mình nên phân tích những chỉ số Facebook Ads nào đế xác định hiệu suất của chiến dịch?

Tất cả những câu hỏi này sẽ được A1 trả lời trong bài viết này. Bài viết này sẽ bao gồm 9 thủ thuật để phân tích và đánh giá hiệu suất của các các chiến dịch quảng cáo trên Facebook và Instagram của bạn dựa trên các chỉ số Facebook Ads. Và cũng trong bài viết này, bạn cũng sẽ biết được cách để tối ưu các chỉ số Facebook Ads để chiến dịch của bạn đượcc hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Đánh giá Độ nhận diện (Awareness)

Khi bạn chạy các chiến dịch quảng cáo truyền thông trên các trang mạng xã hội, việc biết được có bao nhiêu người đang xem các content nội dung của bạn sẽ vô cùng thú vị. Và để có thể đo lường được các số liệu này, có 2 chỉ số vô cùng quan trọng mà bạn cần phải nắm rõ:

  • Lượt Reach (Lượt tiếp cận): Số người đã thấy content của bạn. Bạn có thể hiểu như thế này, nếu các quảng cáo trên Instagram của bạn được hiển thị với 100 người dùng, lượt reach của bạn sẽ là 100.
  • Lượt Impressions (Lượt hiển thị): Số lần người dùng thấy các content của bạn, kể cả khi các quảng cáo của bạn được hiện nhiều lần liên tiếp với cùng một người. Nếu quảng cáo của bạn được hiển thị với 100 người, và họ đều đã thấy quảng cáo của bạn 2 lần, vậy lượt impressions của bạn sẽ là 200.

Tầm quan trọng của 2 chỉ số Facebook ads này vẫn còn tùy thuộc vào loại chiến dịch và mục tiêu chiến dịch mà bạn đang chạy. Một chiến dịch được tối ưu để tăng lượt click vào link sẽ không cần thiết phải đo lường độ nhận diện (Awareness), tuy nhiên, đối với những quảng cáo để tăng độ nhận diện thương hiệu thì 2 chỉ số trên là vô cùng cần thiết.

9 thu thuạt giup do luong cac chi só facebook ads hieu qua

Một chỉ số khác mà bạn cần phải phân tích kỹ chính là tỉ lệ lượt hiển thị cho mỗi lượt tiếp cận. Nếu quảng cáo của bạn có lượt tiếp cận là 1000 và lượt hiển thị là 10,000, thì mỗi người dùng trong tệp người xem của bạn có thể thấy quảng cáo của bạn trung bình 10 lần.

Hiển thị một quảng cáo đến một người quá nhiều lần có thể gây ra sự khó chịu hoặc gây phiền phức cho khách hàng, khiến cho họ phải click vào nút Hide Ad (Ẩn quảng cáo) và đánh dấu tiêu cực cho quảng cáo của bạn. Và như vậy, điểm tương quan (relevance score) của quảng cáo của bạn sẽ giảm, dẫn đến tăng các chi phí CPC CPM cao hơn.

Nói tóm lại, việc này sẽ khiến cả chiến dịch của bạn sẽ trở nên tốn kém hơn, bởi vì các thuật toán của Facebook Ads sẽ đánh giá là quảng cáo của bạn không phù hợp, và bạn cần phải trả thêm tiền để tiếp cận đến các tệp khách hàng của bạn.

Đánh giá Lượt tương tác (Engagement)

Lượt tương tác, hay còn gọi là Engagement, liên quan đến bất kỳ chỉ số nào mà nói về các hành động tương tác của người dùng với quảng cáo của bạn, ví dụ như:

  • Like bài viết
  • Share bài viết
  • Comment vào bài viết
  • Và lượt Click vào bài viết hoặc click vào link

Sự quan trọng của những chỉ số này còn tùy thuộc vào loại hình của chiến dịch mà bạn đang chạy.

Ví dụ, một chiến dịch được tối ưu cho chuyển đổi nên tập trung và các chỉ số giúp tăng lợi nhuận, trong khi đó, đối với một chiến dịch được tối ưu cho lượt tiếp cận sẽ ưu tiên những chỉ số về hiệu suất tương tác hơn. Lý do cho điều này chính là các lượt Likes và Shares có thể giúp tăng lượt tiếp cận tự nhiên đến các quảng cáo của bạn.

Lượt tương tác có tỉ lệ cao giúp các thuật toán quảng cáo truyền thông đánh giá được nội dung của bạn có sự tương quan với người dùng, và tăng cơ hội các quảng cáo của bạn được tiếp cận đến khách hàng hơn trên các nền tảng này.

Bạn cũng cần lưu ý rằng, tất cả các trang truyền thông trên mạng xã hội đều muốn chắc rằng người dùng có trải nghiệm tốt nhất trên các nền tảng của họ. Và các trang này sẽ hạn chế hiển thị những quảng cáo chất lượng thấp, và các quảng cáo có tỉ lệ tương tác cao sẽ có nhiều cơ hội hiển thị hơn để phù hợp với việc “nâng cao trải nghiệm người dùng”.

mẫu báo cáo theo dõi fanpage
mẫu báo cáo theo dõi fanpage

Điều chỉnh Lượt Click-Through Rate (Tỉ lệ nhấp)

Lượt CTR (hay còn gọi là tỷ lệ nhấp) trên các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội chính là phần trăm số người click vào link của bạn sau khi nhìn thấy quảng cáo của bạn. Lượt CTR trung bình dành cho các quảng cáo Facebook là 0.9%, so với 1.51% của các quảng cáo Twitter và 0.26% cho các quảng cáo trên Linkedln.

Lượt CTR, hay tỷ lệ nhấp, là chỉ số Facebook ads vô cùng quan trọng đối với các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội, bởi vì nó là chỉ số để đo lường chất lượng của quảng cáo. Càng nhiều người thấy và click vào quảng cáo, thì quảng cáo của bạn càng có độ tương quantương tác cao.

Thêm vào đó, trong các chiến dịch mà bạn phải trả tiền cho các lượt Impressions (lượt tiếp cận), Lượt CTR cao sẽ đồng nghĩa với việc tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Bạn có thể hiểu như thế này, nếu bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo với số tiền cho một lượt click là 10,000VND và bạn có 30 lượt clicks từ 1000 impressions. Vậy chi phí cho toàn bộ chiến dịch của bạn là 300,000VND.

Nhưng khi bạn chạy các chiến dịch và trả 20,000VND cho 1000 Impressions và bạn đạt được Lượt CTR là 5%, nghĩa là bạn sẽ có tổng cộng 50 lượt clicks. Như vậy, không chỉ bạn sẽ tốn ít chi phí hơn cho 50 lượt clicks, mà bạn còn có thêm lượt tương tác với các chi phí truyền thông thấp hơn nhiều.

Lời khuyên: Sử dụng A/B testing để tối đa lượt CTR

Bạn có thể sử dụng các thử nghiệm A/B testing cho các chiến dịch quảng cáo trên Facebook Ads để xác định cách tối đa lượt CTR của bạn. Đây là một tính năng nằm trong Facebook Ads Manager. A/B testing có công dụng giúp điều chỉnh các phần khác nhau của các chiến dịch của bạn – như là tiêu đề, nội dung, hoặc hình ảnh – để xác định phiên bản nào có thể mang lại lượt CTR cao hơn.

9 thu thuạt giup do luong cac chi só facebook ads hieu qua

Với quy trình này, điều quan trọng là bạn phải chia các lựa chọn thử nghiệm A/B testing của bạn có ý nghĩa về mặt thống kê. Nói cách khác, bạn cần phải tin vào tính chính xác của các kết quả mà bạn nhận được và những kết quả này không bị ảnh hưởng bởi bất cứ điều kiện bất thường nào.

Để tính toán các chỉ số thống kê quan trọng này, bạn hãy bắt đầu từ việc đưa ra các giả thuyết. Đây là kết quả bạn kỳ vọng để nhìn thấy từ các thử nghiệm của mình, ví dụ như, “Thêm từ “miễn phí” vào sẽ giúp tăng lượt CTR”.

Bạn cũng nên thêm vào các giả thuyết thay thế mà đi ngược lại với các kết quả mà bạn dự đoán. Với cùng một ví dụ, giả thuyết có thể đặt ra là “Thêm từ “miễn phí” vào không ảnh hưởng đến lượt CTR của quảng cáo”.

Một khi mà bạn đã có hai giả thuyết, bạn cần gán vào đó một giá trị số mà có thể giúp bạn xác định liệu các thử nghiệm của bạn có thành công hay không. Đây được gọi là giá trị xác suất hay p-value. Nếu kết quả của bạn dưới ngưỡng này, thì giả thuyết ban đầu của bạn là đúng.

Bước cuối cùng chính là chạy một chi-square test (kiểm định chi bình phương) trên các kết quả của bạn và so sánh sự khác nhau giữa chúng và giá trị xác suất (p-value) của bạn.

Không phải các thử nghiệm thành công nào cũng mang lại kết quả tốt nhất, vậy nên, bạn sẽ cần phải nhìn sâu vào các dữ liệu quảng cáo của bạn trước khi xem xét mức độ thành công của các thử nghiệm.

Theo dõi lượt traffic của bạn đến từ kênh nào trên các trang truyền thông

Việc theo dõi lượt traffic của website là việc vô cùng quan trọng đối với tất cả các marketer. Nhưng như vậy là chưa đủ, khi mà bạn đang chạy các chiến dịch quảng cáo truyền thông trên mạng xã hội, bạn cần phải đào sâu hơn vào việc phân tích các các chỉ số trên trang fanpage của bạn; bắt đầu từ những lượt traffic được kéo về từ các kênh khác nhau.

Đôi khi, số lượt click từ các quảng cáo hoặc các bài đăng trên các trang mạng xã hội sẽ khác với số lượt người thật sự vào các trang web của bạn.

Ví dụ như bạn đang quảng cáo một bài đăng trên Facebook, và một người nào đó click vào đường link trong quảng cáo của bạn nhưng lại nhanh chóng thoát ra khỏi tab trước khi họ bấm vào đó. Facebook vẫn sẽ xem xét đó là một lượt click. Tuy nhiên, các phân tích trên trang web của bạn sẽ không biến động, do website của bạn vẫn chưa được tải hoàn toàn. Sự đối lập này có thể mang ý nghĩa là: các nền tảng quảng cáo của bạn hiển thị nhiều traffic hơn những gì bạn thực sự nhận được.

Dù thế nào, để xác định các số lượng traffic thực bạn nhận được từ các kênh truyền thông khác nhau, bạn cần một công cụ như Google Analytics. Đặc biệt khi mà bạn sử dụng các thông số UTM để hiểu rõ hơn về các hoạt động theo dõi của mình.

Kiểm tra Tỉ lệ thoát trang (Bounce Rate)

Bạn đã kiểm tra các phân tích và phát hiện ra bạn có thêm lượt traffic từ các kênh truyền thông mà bạn dùng để quảng bá cho website. Bây giờ, bạn cần phải nghĩ về chuyện gì sẽ xảy ra sau khi người dùng bấm vào nút tham khảo Website. Người dùng của bạn dành thời gian như thế nào trên website của bạn và kết nối với những trang khác nhau nào ở trong website? Hay họ sẽ click vào nút Thoát trang gần như vài giây sau khi xem qua trang web của bạn?

Nếu tình trạng của bạn đang tương tự với vế sau, tỉ lệ thoát trang của bạn đang rất cao. Đây là bởi vì phần lớn người dùng sau khi truy cập vào website của bạn thông qua các kênh truyền thông chỉ xem qua 1 trang trong website và thoát liền ngay sau đó.

Theo dõi Tỉ lệ thoát trang (Bounce rate) sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng về loại hình nội dung mà bạn nên chia sẻ trên các trang truyền thông.

Hãy giả dụ như tên bài blog của bạn là “Cách để thiết kế ra một ứng dụng điện thoại” có tỉ lệ bounce rate là 10%, trong khi bài viết về “Hướng dẫn kỹ thuật để tạo ra một nền tảng ứng dụng” lại có tỉ lệ bounce rate là 90%. Sự khác biệt rõ rệt trong tỉ lệ bounce rate này là dấu hiệu cho thấy những người dùng mà bạn đang hướng tới quan tâm nhiều hơn về các nội dung dành cho những beginner và chưa sẵn sàng để tiếp cận đến những thuật ngữ kỹ thuật chuyên ngành.

Ứng dụng Google Analytics vào doanh nghiệp của bạn.

Bạn có từng nghĩ là sẽ có cách tốt hơn để theo dõi các hoạt động Marketing của bạn? Bạn có đang phải ra các quyết định quan trọng dựa trên những dữ liệu ít ỏi? Với những hướng dẫn đúng đắn, bạn có thể sử dụng Google Analytics để đo lường chính xác hiệu quả của các hoạt động Marketing. Từ đó, bạn có thể giảm sự lãng phí trong các chi phí quảng cáo, điều chỉnh các chi phí marketing, và có các cơ sở chắc chắn hơn đế để đưa ra các quyết định Marketing đúng đắn nhất, cũng như biết được những gì hiệu quả với từng giai đoạn trong hành trình khách hàng của những khách hàng mục tiêu của bạn. 

Tỉ lệ thoát trang cao không chỉ là vấn đề đối với hoạt động truyền thông trên mạng xã hội, mà nó còn ảnh hưởng đến hiệu suất của tất cả hoạt động marketing của bạn nói chung. Đó là bởi vì tỉ lệ thoát trang có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả SEO, tiêu chuẩn mà Google sẽ đánh giá website của bạn với tỉ lệ ở lại trang thấp sẽ không tương quan với người dùng và không có chất lượng cao – 2 yếu tố để các hệ thống tìm kiếm đánh giá khi xếp hạng nội dung của bạn trên các lượt tìm kiếm.

Báo cáo tự động kết quả quảng cáo giữa Facebook và Google!!! Sử dụng ngay

Kiểm tra tỉ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Tỉ lệ chuyển đổi, hay còn gọi là conversion rate chính là các chỉ số quan trọng nhất đối với những nhà Marketers. Đó là phần trăm khách truy cập website trở thành khách hàng trả tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. 

Tỉ lệ chuyển đổi là một trong những chỉ số quan trọng nhất bởi vì dù cho đối với bất kỳ chiến dịch nào mà bạn đang chạy, mục tiêu cuối cùng của bạn vẫn là tăng số chuyển đổi. Về lâu dài, đây là chính là nguồn ngân sách để bạn có thể chi trả cho nhiều chuyển đổi hơn cho các chiến dịch trong tương lai.

Có một vài công cụ bạn có thể sử dụng để theo dõi tỉ lệ chuyển đổi trên các kênh truyền thông trả tiền của bạn, ví dụ như:

  • Các nền tảng quảng cáo
  • Công cụ phân tích website
  • Các bảng báo cáo hiệu suất tự động

Với những công cụ này, bạn có thể biết được có bao nhiêu khách truy cập từ các kênh truyền thông đã trở thành khách hành của bạn.

Theo các nghiên cứu mới nhất, tỉ lệ chuyển đổi trung bình của Facebook là trong khoảng 4,7%, đánh bại các nền tảng khác như Instagram, Twitter, Pinterest và Snapchat.

Một lần nữa, việc thử nghiệm xem nội dung quảng cáo trên kênh truyền thông hay việc tối ưu hình ảnh như thế nào để đạt được tỉ lệ chuyển đổi cao nhất. Ví dụ như, sau khi thử nghiệm, bạn nhận thấy việc thêm vào các từ “Ngay lập tức”, “Ngay bây giờ” có thể tăng sự cấp thiết, tăng quyết định mua hàng của khách hàng và từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Với tỉ lệ chuyển đổi, bạn có thể xem được bao nhiêu người đã trở thành khách hàng của bạn sau khi xem qua các bài đăng trên mạng truyền thông của bạn.

Báo cáo SEO

Tính toán chi phí cho mỗi chuyển đổi (Cost per Conversion)

Một trong những chỉ số Facebook Ads bạn nên theo dõi chính là chi phí cho mỗi chuyển đổi, nó sẽ giúp bạn đánh giá xem bạn có nên tiếp tục truyền thông trên nền tảng xã hội đó hay không – và quan trọng hơn là, tối đa lợi nhuận dựa trên các khoản đầu tư của bạn. (ROI).

Bạn có thể tính toán các chi phí cho mỗi lượt chuyển đổi bằng cách chia tổng ngân sách bạn đã chi ra với số chuyển đổi mà bạn nhận được. Nếu bạn chi ra hơn 100,000VND cho 5 khách hàng mới, vậy chi phí cho mỗi chuyển đổi của bạn sẽ lá 20,000VND.

Hiển thị số lượng hỗ trợ chuyển đổi 

Một số hình thức của Marketing sẽ rất khó để theo dõi. Các trang truyền thông trên mạng xã hội là một trong những nền tảng khó để kiểm soát vì nó không mang lại chuyển đổi trực tiếp. Nó thường là công cụ để hỗ trợ cho việc chuyển đổi từ các kênh khác. Ví dụ như, một số người có thể click vào quảng cáo, đi đến website và rời đi; nghiên cứu thêm về sản phẩm/dịch vụ; và cuối cùng mới tới các bước chuyển đổi.

Các nhà marketer mảng truyền thông thường bị hoang mang bởi sự khác nhau trong các báo báo cáo về khả năng chuyển đổi từ các nền tảng quảng cáo và từ các công cụ phân tích khác nhau. Đây là bởi vì các nền tảng truyền thông trên mạng xã hội sử dụng điểm chạm đầu tiên (có nghĩa là khi khách truy cập lần đầu tiên đến trang web của bạn thông qua các kênh xã hội) và tính các khoảng đó vào chi phí chuyển đổi từ quảng cáo của bạn.

Tuy nhiên, Google Analytics thường sử dụng các mô hình điểm chạm cuối, nghĩa là mặc dù khách truy cập click vài quảng cáo để bắt đầu, sau đó họ quay lại website dựa trên các lượt tìm kiếm tự nhiên để thực hiện các hành vi mua hàng và thanh toán. Trong trường hợp này, SEO sẽ được gắn kết với doanh thu.

Bạn có thể tìm thấy các trường hợp mà phương tiện truyền thông xã hội đã hỗ trợ (nhưng không được ghi nhận chính thức) cho một chuyển đổi bằng cách sử dụng báo cáo Chuyển đổi được hỗ trợ trong Google Analytics.

Tại đây, bạn có thể tìm thấy hành trình của khách hàng đã sử dụng để đến các bước cuối cùng là mua hàng và thanh toán. Nếu bạn có thể nhận thấy được tài khoản Mạng xã hội nào đang hỗ trợ cho một lượng lớn chuyển đổi, hãy click vào tab đó để tìm hiểu sâu hơn và phân tích nền tảng nào hữu ích cho bạn nhất.

Xác định Lợi nhuận dựa trên khoản đầu tư (ROI)

Lợi nhuận trên các khoản đầu tư (ROI) của các chiến dịch quảng cáo là chỉ số Facebook Ads sẽ cho bạn biết liệu bạn có đang tạo ra tiền dựa trên số tiền mà bạn đã chi ra. Nếu bạn chi ra 100,000VND cho các quảng cáo và tạo ra 250,000VND doanh thu dựa trên kết quả của các chiến dịch, thì ROI của bạn sẽ là 150% (Đây còn có thể được coi là lợi nhuận thu được từ ngân sách quảng cáo hay ROAS).

Bạn không cần phải tính toán các chỉ số này một cách thủ công, phần lớn các nền tảng quảng cáo trên mạng xã hội có các cột giúp bạn bạn biết được ROI của các chiến dịch của bạn qua thời gian.

Nếu tỉ lệ ROI của bạn dương, bạn đang tạo ra nhiều tiền hơn số ngân sách mà bạn đã chi ra và các quảng cáo của bạn đang hoạt động hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu ROI của bạn âm, thì bạn đang lãng phí chi phí vào những chiến dịch không phù hợp với mục tiêu đề ra. Và như vậy, bạn cần phải xem xét và điều chỉnh lại các quảng cáo của bạn bằng cách:

  • Điều chỉnh lại quảng cáo của bạn (Hình ảnh và nội dung)
  • Thay đối đối tượng mục tiêu
  • Thay đổi mục tiêu của chiến dịch

Bạn nên nhớ phải tắt các chiến dịch của bạn khi thực hiện các thay đổi này. Tỉ lệ ROI của bạn không thể tự cải thiện một cách thần kỳ trước khi được điều chỉnh để hạn chế lãng phí tiền. Vậy nên, để tránh lãng phí tiền vào những chiến dịch không mang lại hiệu quả, hãy tắt các quảng cáo ngay khi tỉ lệ ROI bắt đầu âm.

Báo cáo tự động hiệu suất hoạt động của Fanpage! Sử dụng ngay!!!

Lời khuyên: Chia nhỏ các hạng mục ra thành Nơi đặt quảng cáo, Thiết bị sử dụng, Tuổi và Giới tính.

Bạn đã có một danh sách các chỉ số Facebook Ads bạn cần để theo dõi trong khi chạy các chiến dịch. Để nâng cao hiệu suất thêm nữa và hiểu thêm cách để đạt được một chiến dịch thành công, bạn nên chia nhỏ các chiến dịch của bạn ra thành:

  • Nơi đặt quảng cáo: Liệu các quảng cáo trên Facebook được hiển thị trên news feed có tỉ lệ tương tác cao hơn những quảng cáo được hiển thị ở cột bên phải không?
  • Thiết bị sử dụng: Liệu những người sử dụng điện thoại có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn không?
  • Tuổi và giới tính: Liệu người dùng từ 18-25 có tạo ra lượt CTR cao hơn những người trên 60 tuổi không?
  • Thời gian trong ngày: Người dùng có khả năng click vào một đường link từ bảng tin trên Instagram vào buổi sáng, buổi chiều hay tối sẽ cao nhất?

Nếu bạn biết được nơi đặt quảng cáo, thiết bị và nhân khẩu như thế nào sẽ có chuyển đổi tốt nhất, bạn có thể loại trừ những nhân tố không giúp tăng chuyển đổi trong các chiến dịch trong tương lai và chia ngân sách của bạn ra để ưu tiên những loại mang lại hiệu suất cao nhất.

Ví dụ như, nếu bạn biết được tỉ lệ chuyển đổi của phụ nữ cao hơn đàn ông, bạn có thể tạo ra các quảng cáo phù hợp cho mỗi đối tượng và cho nhiều ngân sách hơn vào những loại quảng cáo dành cho phụ nữ.

Bên cạnh đó, chưa tính đến các xu hướng mà bạn tìm thấy dựa trên các báo cáo, việc hiểu thêm về quảng cáo sẽ giúp thu gọn các đối tượng tiếp cận trong các chiến dịch trong tương lai, để cho ra được kết quả tốt nhất với chi phí thấp hơn.

Kết luận

Như bạn có thể thấy, việc kiểm tra các hiệu suất quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội của bạn không chỉ dừng ở việc kiểm tra thường xuyên tỉ lệ ROI. Đương nhiên, độ nhận diện mà bạn đạt được và lượt chuyển đổi bạn đạt được đều rất quan trọng – nhưng những chỉ số khác như tỉ lệ thoát trang hay tỉ lệ click cũng quan trọng không kém. Vì những chỉ số này có thể giúp đưa ra dự đoán và cải thiện các hiệu suất hoạt động của các chiến dịch của bạn

Theo sát những chỉ số này sẽ giúp bạn dừng các chiến dịch có thể khiến bạn lãng phí tiền và phát triển những loại mang lại cho bạn nhiều lợi nhuận nhất.

Để có thể theo dõi những chỉ số trên Facebook Ads, cũng như các chỉ số quan trọng trên website một cách tối ưu nhất, bạn hãy ĐĂNG NHẬP NGAY vào A1 Analytics – công cụ làm báo cáo HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ . Với A1 Analytics, bạn có thể theo nắm được nhanh nhất và kịp thời nhất những chỉ số quan ttrọng và có những dữ liệu cần thiết để đưa ra những quyết định quan trọng dành cho các chiến dịch truyền thông của bạn.

dang-ky-thanh-vien